Phân tích kết quả công tác hạn chế RRTD tại BIDV – Gia Lai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 71)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Phân tích kết quả công tác hạn chế RRTD tại BIDV – Gia Lai

Từ năm 2009 đến năm 2011, nợ từ nhóm 2-5 không có dư nợ của bảo lãnh và dư nợ từ chiết khấu, cầm cố GTCG. Như vậy, nợ xấu chưa xảy ra đối với nghiệp vụ bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu GTCG tại BIDV - Gia Lai.

Bảng 2.8: Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và nợ xấu ĐVT: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Giá trị Tỷ trọng tăng, giảm so kỳ trước Giá trị Tỷ trọng tăng, giảm so kỳ trước 1 Nợ nhóm 2-5 731 616.64 -15.64% 331.1 -46.31% 2 Nợ quá hạn 108 93.64 -13.30% 76.1 -18.73% 3 Nợ ngoại bảng 35.1 39 11.11% 100 156.41% 4 Thu nợ ngoại bảng 6.2 5.9 -4.84% 1.2 -79.66% 5 Quỹ dự phòng rủi ro 103 108 4.85% 77 -28.70% 6 Trích dự phòng rủi ro 5.52 40.6 635.51% 44.4 9.36%

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng –BIDV Gia Lai)

- Mức giảm dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5: Năm 2010, giảm 114 tỷ so với năm 2009, tương đương (-15,66%); Do khách hàng trả nợ gia hạn nợ cơ cấu trong năm 2010; Xếp hạng tín dụng nộ bộ chuyển từ nhóm 2 lên nhóm 1.

- Năm 2011: Mức dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm 285,5 tỷ đồng (- 46,31%) so với năm 2010. Khách hàng trả nợ cơ cấu, gia hạn nợ, hết thời gian thử thách theo quy định tại ĐHTDNB, chuyển từ nợ nhóm 2 lên nhóm 1. Tỷ lệ nợ nhóm 2-5 trong năm 2011 chiếm 5,37%/Tổng dư nợ. Qua đó cho thấy mức dư nợ nhóm 2-5 là chấp nhận, nằm trong mức kiểm soát của Chi nhánh và quy định của NHNH. Chất lượng tín dụng từng bước được nâng lên qua từng năm. Như vậy, chỉ trong hai năm 2010 và 2011 tỷ lệ nợ nhóm 2 đến

nhóm 5 đã giảm được 399,9 tỷ đồng. Đó là thành công lớn đối với công tác giảm mức dư nợ xấu của BIDV – Gia Lai.

b. Mức tăng, giảm dư nợ và tỷ lệ nợ xấu

- Mức giảm năm 2010/2009 là: 14,49 tỷ đồng, tương đương (-13,14%). - Mức giảm năm 2011/2010 là: 17,54 tỷ đồng, tương đương (-18,73%). Qua chỉ tiêu này cho thấy, Chi nhánh đã thực hiện tốt việc xử lý nợ xấu; giảm dần tỷ trọng và mức dư nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu chỉ mang tính kỹ thuật vì nợ hạch toán ngoại bảng tăng lên đáng kể từ 39 tỷ đồng năm 2010 lên 100 tỷ năm 2011.

- Mức dư nợ xấu theo thời hạn cho vay có nhiều chuyển biến tích cực, giảm dư nợ xấu lẫn tỷ lệ so với tổng dư nợ của Chi nhánh. Qua chỉ tiêu này cũng thể hiện được hiệu quả cán biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà chi nhánh đã thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay trung dài hạn tăng nhanh trong năm 2010 so với 2009 là 13,09 tỷ đồng, tương đương với 793%. Đến năm 2011, giảm xuống còn 1,5 tỷ đồng. Chứng tỏ trong năm 2011 chi nhánh đã xử lý tốt công tác nợ xấu đối với dư nợ trung dài hạn.

Bảng 2.9: Nợ xấu theo thời hạn cho vay

ĐVT: Tỷ đồng, %

TT Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Giá trị Tăng, giảm 2010/2009 Giá trị Tỷ lệ tăng 2011/2010 1 Ngắn hạn 53.90 58.40 8.35% 62.30 6.68% 2 Trung hạn 52.58 20.50 -61.01% 12.30 -40.00% 3 Dài hạn 1.65 14.74 793.21% 1.50 -89.82% Tổng cộng 108 93.64 -13.40% 76.10 -18.73%

(Nguồn: Báo cáo nợ xấu BIDV – Gia Lai qua 3 năm 2009-2011) - Mức giảm dư nợ xấu:

+ Năm 2010: Giảm so với năm 2009 là 14,49 tỷ đồng. + Năm 2011: Giảm so với năm 2010 là 17,54 tỷ đồng.

- Đối nợ xấu trung, dài hạn giảm dần, do Ngân hàng tiến hành khởi kiện bán tài sản thu nợ gốc và một phần xử lý rủi ro chuyển nợ quá hạn ra ngoại bảng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chủ động bán tài sản để trả nợ cho ngân hàng nên nợ xấu trung dài hạn giảm dần theo thời gian.

- Tỷ trọng nợ quá hạn giảm dần qua các năm:

+ Nợ quá hạn ngắn hạn có dấu hiệu tăng qua các năm 2010 tăng 8,35% so với năm 2009; Năm 2011 tăng 6,68% so với năm 2010. Nợ quá hạn trung dài hạn giảm dần từ 1,18% năm 2009 xuống còn 0,22% năm 2011. Chủ yếu là do chuyển ngoại bảng; Bán tài sản thu nợ.

c. Mức tăng, giảm nợ xấu ròng và tỷ lệ xóa nợ ròng

- Dư nợ xóa ròng năm 2009 là: 28,90 tỷ đồng; Dư nợ xóa ròng năm 2010 là: 33,10 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 4,2 tỷ đồng; Dư nợ xóa ròng năm 2011 là: 98,80 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 65,7 tỷ đồng.

- Năm 2009 là: 0,62%; Năm 2010 là: 0,62% và năm 2011 là: 1,6%. Qua số liệu trên cho thấy về mức xóa nợ ròng và tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dư nợ ngày càng tăng. Cho thấy mức độ tổn thất tín dụng của Chi nhánh ngày càng lớn riêng năm 2011 xóa gần 100 tỷ đồng, tăng 198,4% so với năm 2010. Chủ yếu là tập trung một số doanh nghiệp lớn kinh doanh mặt hàng gỗ và nông sản. Do giá cả biến động nhanh làm doanh nghiệp ứng phó không kịp nên hàng hóa bán không được, lãi tăng làm khả năng thanh toán của khách hàng bị mất cân đối. Một số doanh nghiệp đến nay đã phá sản.

d. Mức tăng, giảm và tỷ lệ trích lập dự phòng:

Mức trích lập dự phòng : Năm 2009 là 5,52 tỷ ; Năm 2010 là 40,6 tỷ và năm 2011 là 44,4 tỷ đồng.

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng của BIDV – Gia Lai tăng nhanh năm 2010, mức tăng so với năm 2009 gần 35 tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2010 lợi nhuận của doanh nghiệp của giảm tương ứng.

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng mức trích lập dự phòng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo thống kê mức trích lập dự phòng của BIDV- Gia Lai)

+ Năm 2009 là : 0,12%; Năm 2010 là : 0,76% và năm 2011 là : 0,72%. Qua số liệu trên cho thấy mức trích lập dự phòng và tỷ lệ ngày càng tăng từ 5,52 tỷ đồng lên 44,4 tỷ đồng vào năm 2011, tăng hơn 800% so với năm 2009, cho thấy Chi nhánh bị tổn thất lớn trong rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng ngày càng kém.

e. Mức tăng, giảm lãi treo và tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ

Năm 2009 là 18,8 tỷ đồng ; Năm 2010 là 24 tỷ đồng đến năm 2011 là 52,5 tỷ đồng. Qua chỉ tiêu trên cho thấy khả năng rủi ro tín dụng trong việc khách hàng có nguồn trả lãi là rất cao; Khả năng tài chính và lợi nhuận của chi nhánh giảm sút trong năm 2011 là đáng kể. Rủi ro tín dụng có thể ở mức độ tăng lên do lãi phát sinh liên tục.

Tỷ lệ lãi treo tập trung một số khách hàng lớn thuộc khối doanh nghiệp trồng và chăm sóc cao su. Do triển khai các dự án trồng mới có vốn đầu tư lớn, nhưng chưa đưa vườn cây vào kinh doanh nên doanh thu đạt thấp, nguồn tiền trả nợ lãi gặp khó khăn.

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng lãi treo

0 10 20 30 40 50 60

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lãi ngoại bảng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV -Gia Lai)

* Nhận xét:

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Giảm dần từ 2,5% trong năm 2009, tiếp đến là 1,75% trong năm 2010 và 1,23% trong năm 2011. Do chuyển nợ quá hạn sang nợ ngoại bảng, đồng thời dư nợ tín dụng tăng nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.

- Một số doanh nghiệp có dư nợ thuộc nhóm 4-5 được Chi nhánh xử lý nợ như: Bán tài sản thu nợ.

- Nợ nhóm 2-5 qua ba năm giảm dần, nằm trong mức quy định của NHNN và Hội sở quy định là dưới 2,5%/tổng dư nợ.

- Nguyên nhân chính làm tăng nợ xấu do tác động từ khủng hoảng tài chính năm 2008, liên tiếp sau đó là lạm phát tăng liên tục từ năm 2009-2011,

hàng hóa ứ động, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tiến hành cơ cấu nợ… Đến năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11 của Chính phủ về thắt chặt tín dụng, cắt giảm nguồn vốn giải ngân các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang trong giai đoạn xây dựng, đã tác động lớn đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản,… Thủy điện và các doanh nghiệp kinh doanh các ngành vật liệu có liên quan. Dẫn đến nợ xấu xảy ra và có dấu hiệu tăng lên so với những năm trước.

Tuy nhiên, vẫn cho thấy công tác hạn chế, phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nợ xấu, thu hồi nợ chi nhánh chưa thật hiệu quả, chủ yếu là xử lý bằng hình thức chuyển nợ ngoại bảng và trích từ nguồn quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Tỷ trọng nợ ngoại bảng giảm do dư nợ tín dụng tăng chứ thực chất chất lượng tín dụng có dấu hiệu giảm sút.

Nợ xấu có diễn biến phức tạp từ năm 2009 đến năm 2011, mức tăng, giảm đột biến. Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhưng mức độ đạt được chưa như mong muốn, do thời gian này Chính phủ thắt chặt tín dụng, lãi suất tăng nhanh, các ngành có nhiều ảnh hướng lớn đến tín dụng đều ngưng trệ như bất động sản, ngành nông lâm, thủy sản giá cả giảm sút từ 20%-50%, đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV – Gia Lai nói riêng.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV – GIA LAI

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Chi nhánh đã thu nợ ngoại bảng tăng lên qua các năm, năm 2009 thu được 6,2 tỷ đồng, năm 2010 thu được 5,4 tỷ đồng, đến năm 2011 là 20,10 tỷ đồng, tăng 240% so với năm 2009. Nhưng bên cạnh đó, nợ ngoại bảng tăng 156,41% so với năm 2010.

- Công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV – Gia Lai đã từng bước có dấu hiệu tích cực, được toàn thể CBCNV trong chi nhánh quan tâm một cách sâu sắc và ứng dụng trong thực tiễn. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm dần theo quy mô dư nợ. Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm dần qua các năm, cho thấy chi nhánh đã dần kiểm soát được rủi ro trong việc cấp tín dụng các dự án đầu tư dài hạn.

- BIDV - Gia Lai đã tiến hành thành lập tổ kiểm tra nội bộ, kiểm soát nợ xấu. Đẩy mạnh việc xử lý NQH, khởi kiện các doanh nghiệp có dấu hiệu chây ì trong trong nợ. Phát mãi tài sản để thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng. Dùng quỹ dự phòng RRTD để xử lý một phần NQH.

- Dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm nhưng NH vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ quá hạn, nợ xấu luôn ở mức an toàn và cho phép của Hội sở chính và NHNN; Hệ thống thông tin cho vay ngày càng được hoàn thiện; Chất lượng khoản vay ngày càng được nâng cao là nhờ vào việc phân tích, sàng lọc và lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín, phương án, dự án vay có hiệu quả.

- Chính sách tín dụng, quy trình cho vay được quy định rõ ràng, chặt chẽ tại NH, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Bảng 2.10: Thu nợ ngoại bảng, lãi ngoại bảng

ĐVT: tỷ đồng, % TT Nợ xấu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Giá trị Tỷ lê tăng, giảm 2010/2009 Giá trị Tỷ lệ tăng, giảm 2011/2010 Tổng dư nợ 4,625 5,347 15,61% 6,170 15,39% 1 Nợ ngoại bảng 35.10 39.00 11.11% 100 156.41% 2 Lãi ngoại bảng 18.80 24.00 27.66% 52.50 118.75%

2.4.2. Hạn chế

- Nợ xấu, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm dần từ năm 2009 -2011, tuy nhiên nợ ngoại bảng tăng lên 100 tỷ đồng trong năm 2011, tăng 156,41% so với năm 2010.

- Do trình độ chuyên môn và năng lực công tác của một bộ phận cán bộ QHKH, QLRR còn hạn chế, chưa nắm bắt được hết các quy định, Quy trình cho vay hoặc áp dụng một cách chưa đầy đầy đủ, đúng đắn. Công tác đề xuất tín dụng còn lỏng lẻo; Chất lượng thẩm định chưa cao, thiếu thông tin KH trong thẩm định đề xuất và cấp tín dụng, chủ yếu dựa vào lời khai của KH và các báo cáo tài chính.

- Việc tập trung cho vay vào một ngành nghề đang phát triển vào một thời điểm cũng là nguyên nhân phát sinh RRTD; Có biểu hiện lạm dụng vào TSBĐ khi ra quyết định cho vay.

- Quá trình kiểm tra, kiểm soát sau cho vay chưa kịp thời, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, tạo sơ hở cho khách hàng chiếm dụng vốn và sử dụng vốn sai mục đích. Công tác kiểm tra sau khi cho vay của CB.QHKH không thường xuyên và sâu sát với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. CB.QHKH kiểm tra sau mang tính chất đối phó, làm cho lấy có, qua loa. Từ đó chất lượng và hiệu quả tín dụng nhìn chung còn thấp, nợ xấu có xu hướng tăng lên làm cho nguy cơ rủi ro tín dụng tăng, đây là mặt cần khắc phục trong việc thực hiện việc hạn chế rủi ro tín dụng.

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế

a. Nguyên nhân từ bên trong ngân hàng:

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thật hiệu quả và còn bỏ qua các lỗi vi phạm như kiểm tra sau cho vay; Định giá tài sản đảm bảo nợ vay chưa qua bộ phận quản lý rủi ro khi giá trị vượt thẩm quyền định giá.

+ Trình độ cán bộ QHKH, cán bộ QLRR chưa đáp ứng yêu cầu thực tế: Cán bộ thẩm định chưa nắm bắt kịp thời định mức kinh tế, kỹ thuật theo ngành nghề, thẩm định phương án SXKD chưa chặt chẽ, sơ sài.

+ Một số cán bộ QHKH nâng giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng, cho vay vượt mức tài sản đảm bảo tiền vay; Cho vay sai mục đích sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.

+ Một số cán bộ QHKH suy giảm đạo đức trong cấp tín dụng như: Nhờ khách hàng vay hộ để sử dụng cho mục đích SXKD của cá nhân.

+ Chính sách tín dụng chưa hoàn thiện và phù hợp với từng thời kỳ: Như áp dụng mức cho vay đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ thực tế thấp hơn mức dư nợ vay tại ngân hàng nhiều lần.

+ CB.QHKH tại Chi nhánh bỏ qua một số bước trong quy trình cho vay để chạy theo doanh số: phân tích thông tin một cách sơ sài, báo cáo tài chính khách hàng không kiểm toán, không xác minh báo cáo tài chính của DN vay.

+ Công tác thẩm định chưa thể hiện hết tính độc lập và minh bạch: Do yếu tố quan hệ, nể nang, khách hàng có mối quan hệ với lãnh đạo chi nhánh. Một vài cán bộ QLRR lại thiếu kinh nghiệm về thẩm định nên kết quả thẩm định thiếu chính xác, còn mang tính hình thức, dễ dẫn đến quyết định sai lầm trong cho vay và tiềm ẩn rủi ro cho NH..

+ Giám sát vốn vay chưa chặt chẽ: do tâm lý ngại gây phiền hà cho KH, quá tin tưởng vào KH, không nắm hết quy trình kiểm tra của NH nên một số CBQHKH kiểm tra một cách qua loa, hình thức, chưa phát hiện sai phạm và có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, thiếu chính xác; Việc cho vay chỉ dựa trên TSBĐ cũng là một yếu tố gây ra rủi ro vì khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.

+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ QHKH thấp từ khâu tuyển chọn nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

b. Nguyên nhân từ bên ngoài Ngân hàng:

+ Tình hình kinh tế xã hội khó khăn, dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi dẫn đến không có lợi nhuận trả nợ lãi, nợ gốc nên chuyển nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)