6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Nhân tố bên trong ngân hàng
Ngân hàng luôn đưa ra các công cụ để hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm: Quy chế cho vay; Quy trình tín dụng; Chính sách tín dụng; Quy định về đảm bảo tiền vay; Ủy quyền phán quyết; Chất lượng của đội ngũ cán bộ QHKH; Hệ thống thông tin tín dụng, đa dạng hóa hoạt động tín dụng.
- Quy chế cho vay: Xác định đối tượng vay vốn, nguyên tắc cho vay; thời hạn cho vay và các yếu tố, đối tượng cần hạn chế cho vay. Qua đó, giúp ngân hàng hạn chế được RRTD.
- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là các bước mà cán bộ QHKH
phải thực hiện từ khi tiếp cận khách hàng vay đến khi lập hồ sơ cho vay, giải ngân, đến lúc thu nợ cả vốn lẫn lãi, tất toán hợp đồng tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng không chặt chẽ, thiếu tính kiểm soát là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng. Có rất nhiều ngân hàng thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng một cách chưa chuyên sâu bởi áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng. Cũng chính do áp lực này mà nhiều ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng.
Quy trình cho vay quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều khiến cho NHTM gặp phải rủi ro tín dụng. Việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cũng là vấn đề rất lớn, hiện nay đang là vấn đề nổi cộm trong quy chế tín dụng tại các NHTM. Cách thức quản lý tiền cho vay của ngân hàng. Các khoản cho vay
được quản lý tốt là cách thức hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro tín dụng. Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Sàng lọc giám sát khách hàng: Lựa chọn đối nghịch buộc các ngân hàng phải lựa chọn khách hàng có ít rủi ro nhất. Đó là quá trình sàng lọc khách hàng, được thực hiện trước khi món vay được quyết định. Khi quyết định cho vay đã được thực hiện. Ngân hàng phải giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay nhằm đảm bảo thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay đó.
+ Quan hệ khách hàng lâu dài: Quan hệ khách hàng lâu dài giúp cho ngân hàng hiểu biết về tình hình tài chính của khách hàng, một mặt làm giảm chi phí thu thập thông tin và chi phí giám sát cho ngân hàng, mặt khác giúp cho ngân hàng ra các quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế rủi ro tín dụng.
+ Tài sản thế chấp, cầm cố: Những bắt buộc về vật thế chấp đối với khỏan vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, làm giảm bớt tổn thất ngân hàng phải gánh chịu nếu trường hợp rủi ro xảy ra. Giúp ngân hàng giám sát người vay và từ đó hạn chế rủi ro xảy ra bắt nguồn từ khách hàng.
+ Hạn chế tín dụng: Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm phát sinh rủi ro tín dụng. Để đối phó với vấn đề này, ngân hàng có thể thực hiện việc hạn chế tín dụng theo hai cách: Ngân hàng được quyền từ chối bất kỳ yêu cầu vay vốn nào của khách hàng hoặc ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay nhưng hạn chế ở dưới mức mà người vay mong muốn.
Tuân thủ tuyệt đối quy trình tín dụng của Hội sở chính, thông thường NHTM yêu cầu bắt buộc CB.QHKH rà soát thực hiện các bước từ khi lập hồ sơ cho vay, giải ngân, đến lúc thu nợ thanh lý hợp đồng tín dụng như sau:
+ Đối tượng có thể vay vốn.
+ Những ràng buộc về tài chính.
+ Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp. + Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng.
+ Phương thức quản lý danh mục cho vay.
+ Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau.
+ Sàng lọc giám sát khách hàng.
+ Kiểm tra tính lịch sử quan hệ khách hàng; tính pháp lý người vay; + Hồ sơ phương án vay vốn; mục đích vay; mức vay và tài sản bảo đảm tiền vay, kiểm soát sau cho vay.... Qua các bước trên, cán bộ tín dụng có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế RRTD bằng các biện pháp như: Từ chối cho vay hoặc cho vay theo điều kiện ràng buộc của ngân hàng.
Nếu quy trình tín dụng không nhất quán, chặt chẽ sẽ dẫn đến một số rủi ro như: Cho vay ké, vay dùm người khác….
- Chính sách tín dụng: là một hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn về đầu tư tín dụng của NHTM. Chính sách tín dụng, có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, qui định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ QHKH. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Xây dựng chính sách tín dụng phải dựa vào qui mô và tính chất của nguồn vốn, dựa vào lĩnh vực tài trợ của chi nhánh, vào kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, dựa vào chính sách tài chính và tiền tệ của nhà nước, vào cơ sở lựa chọn
các loại hình tín dụng của chi nhánh để xây dưng chính sách cho vay. Chọn mô hình đánh giá RRTD, hệ thống xếp hạng TD nội bộ phù hợp với thực tế và khoa học sẽ góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Mục đích của chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của ngân hàng và phù hợp thông lệ chung của quốc tế.
- Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng: Nhân viên tín dụng phải được đảm bảo hai yếu tố chuyên môn và đạo đức. Nhân viên ngân hàng không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết về mặt đạo đức nghề nghiệp thì dù ngân hàng có các chính sách tín dụng phù hợp đến mấy thì việc hạn chế rủi ro tín dụng cũng không có hiệu quả.
- Khả năng tài chính: Yếu tố tài chính quan trọng nhất của NHTM là vốn, bao gồm: Vốn pháp định và quỹ dự trữ. Vốn ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gửi của khách hàng, một khi gặp rủi ro trong kinh doanh.
- Trang thiết bị công nghệ ngân hàng: Việc áp dụng công nghệ hiện
đại cho phép các NHTM ứng dụng các phần mềm tin học để quản lí RRTD trong toàn hệ thống; cập nhật số liệu, thông tin hàng ngày để có biện pháp xử lí kịp thời nhằm hạn chế RRTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng chịu sự tác động từ nhiều phía, không chỉ bản thân ngân hàng mà còn từ phía khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp luật. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro tín dụng được hiệu quả, bản thân ngân hàng phải đóng vai trò trung tâm, đưa ra các biện pháp, các chỉ tiêu cụ thể về rủi ro, tiến
hành xây dựng hệ thống chính sách và các ứng phó thích hợp để đảm bảo hoạt động vừa hiệu quả vừa an toàn, các yếu tố thuộc về khách hàng hay môi trường chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
Ngân hàng cần có hệ thống giải pháp hay các biện pháp, hoạt động cụ thể trong quá trình thẩm định, phê duyệt, giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn vay một đảm bảo đúng pháp lý, quy trình và chặt chẽ. Trường hợp có xảy ra RRTD thì tổn thất hay khả năng mất vốn là thấp và bảo toàn vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đó có những căn cứ để tiếp tục đánh giá thực trạng RRTD tại BIDV - Gia Lai.
Trong chương này Tác giả tập trung nghiên cứu và hệ thống lại cơ sở lý luận về RRTD của NHTM, các khái niệm và tiêu chí đánh giá RRTD, cách thức tính toán các chỉ tiêu đánh giá RRTD. Hệ thống lại các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH GIA LAI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH GIA LAI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
-Tên tiếng Anh: Joint stock commercial bank for Investment and Development of Viet Nam.
- Tên viết tắt : VIETINDEBANK
- Tên gọi tắt : BIDV
- Trụ sở chính : Số 35, Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập từ năm 1957, là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam, là Doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt. Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ trong lĩnh vực đầu tư phát triển với một hệ thống đa dạng các nghiệp vụ ngân hàng và phi ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, tín dụng… phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Gia Lai
BIDV - Gia Lai là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV, có trụ sở tại 112 Lê Lợi -Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, là 1 trong 10 chi nhánh lớn nhất, và là 1 trong 7 chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được xếp hạng doanh nghiệp hạng 1.
Tiền thân của BIDV - Gia Lai là Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Gia Lai – Kon Tum được thành lập theo Quyết định số 580/TCVB ngày 15 tháng 11 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ khi thành lập đến nay đã qua các lần đổi tên:
+ Tháng 7 năm 1981 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Gia Lai – KonTum; Tháng 7 năm 1990 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai – KonTum; Tháng 10 năm 1991 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Gia Lai; Tháng 5 năm 2012 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Gia Lai.
2.1.3. Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Gia Lai
Mô hình tổ chức, hoạt động của BIDV Gia Lai theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng quản trị.
* Mô hình tổ chức như sau:
- Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc.
+ Giám đốc Chi nhánh: Phụ trách chung, là Chủ tịch HĐTD cơ sở, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng.
+ 01 Phó Giám đốc Phụ trách bộ phận Quan hệ khách hàng (phụ trách đề xuất tín dụng).
+ 01 Phó Giám đốc Phụ trách bộ phận Quản lý rủi ro (Kiểm soát quy trình và chính sách cấp tín dụng; kiểm soát nợ xấu, xử lý nợ xấu toàn Chi nhánh).
+ 01 Phó Giám đốc Phụ trách tác nghiệp (giải ngân, kiểm soát các chứng từ và điều kiện giải ngân).
- Các phòng Quan hệ khách hàng, Phòng giao dịch.
- Các phòng tác nghiệp: Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng, dịch vụ khách hàng, Phòng Dịch vụ - Kho quỹ.
- Các phòng chức năng: Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn, Phòng Tổ chức – Nhân sự, Văn phòng.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV - Gia Lai
a. Hoạt động huy động vốn
Là chi nhánh đầu tiên của hệ thống BIDV Khu vực Miền trung Tây nguyên (MTTN) có mức huy động vốn tăng đều qua các năm, chiếm thị phần hơn 40% trên địa bàn tỉnh và cao nhất các trong 15 Chi nhánh khu vực MTTN. Giám đốc P. Giám đốc QHKH P. Giám đốc QLRR P. Giám đốc Tác nghiệp Các phòng QHKH, PGD Phòng QLRR Phòng QTTD P. Dịch vụ khách hàng, Kho quỹ Các P. Chức năng P.Giám đốc DV, TC
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn ĐVT: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng so với năm 2009 Số tiền tỷ lệ tăng 2009/2008 1 Huy động vốn dân cư 590 772 30.85% 1.085 40.54% 2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.235 1.436 16.28% 1.768 23.12% Tổng cộng 1.825 2.208 20.99% 2.853 29.21%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 03 năm 2009-2011)
Qua 3 năm cho thấy tình hình huy động vốn mức tăng khá cao, năm 2010 tăng gần 100%; năm 2011/2010 tăng 32,43%. Huy động vốn của BIDV – Gia Lai tương đối tốt, thường thì chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay, là một trong 10 chi nhánh thuộc hệ thống BIDV có mức huy động vốn cao nhất. Đây chính là hoạt động tạo ra lợi nhuận tương đối lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b. Hoạt động cho vay
Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của BIDV - Gia Lai đều đạt kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước, trung bình tăng trưởng khoảng 17%/năm, tăng mạnh chủ yếu là giải ngân cho các dự án trồng Cây cao su và Thủy điện.
Giảm dần dư nợ cho vay theo Kế hoạch nhà nước, chuyển dư nợ sang cho vay thương mại các thành phần kinh tế tư nhân.
Giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đẩy mạnh dư nợ cho vay bán lẻ, đa dạng hóa ngành nghề trong cho vay, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng; tăng thu dịch vụ các sản phẩm gia tăng của Ngân hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, thu hộ Ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa cho vay và huy động vốn...
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay từ năm 2009-2011
ĐVT: Tỷ đồng,%
STT Cho vay
Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Giá trị Tăng, giảm
2010/2009 Giá trị
tỷ lệ tăng 2011/2010
A Dư nợ cho vay 4,330 5,022 37.77% 5,923 17.94%
1 Ngắn hạn 2,152 2,479 15.20% 3,240 30.70% 2 Trung hạn 720 685 -4.86% 695 1.46% 3 Dài hạn 1,458 1,858 27.43% 1,988 7.00% B Doanh số bảo lãnh 227 250 10.13% 187 -25.20% C Chiết khấu GTCG 68 75 10.29% 60 -20.00% Tổng cộng 4,625 5,347 15.61% 6,170 15.39% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Với đặc thù là tỉnh Cao nguyên, có thổ nhưỡng phù hợp với các ngành SXKD cây công nghiệp trung, dài ngày như: Hồ tiêu, Cao su, cà phê. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp chiếm 60% trên tổng dư nợ vay. Ngoài ra, tài trợ cho các dự án Thủy điện, xây lắp chiếm 10-15%/tổng dư nợ; Còn lại là cho vay tiêu dùng và các ngành thương mại khác.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh Gia Lai được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.