Các tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 28)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Các tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM

a. Mức tăng, giảm dư nợ và tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Tăng, giảm dư nợ và tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá RRTD của một NHTM. Đây là chỉ tiêu

phản ánh chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng tổn thất rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao, việc quản lý RRTD của ngân hàng kém hiệu quả. Theo quy định của NHNN cho phép tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 không quá 5% có thể chấp nhận.

Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 được xác định như sau:

Tỷ lệ dư nợ từ Nhóm 2 đến nhóm 5 trong kỳ = Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong kỳ Tổng dư nợ trong kỳ X 100% - Mức giảm nợ nhóm 2 đến nhóm 5 = Số dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 cuối kỳ - Số dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 đầu kỳ.

- Tỷ lệ giảm nợ nhóm 2 đến nhóm 5 = Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 cuối kỳ - Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 đầu kỳ.

b. Mức tăng, giảm dư nợ và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu theo QĐ 493/2005/QĐ - NHNN là nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả, nó thể hiện khả năng mất vốn rất lớn. Tỷ lệ này càng cao càng mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng lớn.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ X 100%

- Mức giảm nợ xấu = Số dư nợ xấu cuối kỳ - Số dư nợ xấu đầu kỳ. - Tỷ lệ giảm nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu cuối kỳ - Tỷ lệ nợ xấu đầu kỳ.

c. Mức tăng, giảm xóa nợ ròng và tỷ lệ xóa nợ ròng

Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – số tiền đã thu hồi được

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ xấu đã được xoá nợ, và cho biết mức độ tổn thất tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản xóa nợ ròng

Tổng dư nợ X 100%

- Mức giảm xóa nợ ròng = Số xóa nợ ròng cuối kỳ - Số xóa nợ ròng đầu kỳ.

- Tỷ lệ giảm xóa nợ ròng = Tỷ lệ xóa nợ cuối kỳ - Tỷ lệ xóa nợ đầu kỳ.

d. Mức tăng, giảm và tỷ lệ trích lập dự phòng:

Số trích lập dự phòng phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng chung do tỷ lệ trích lập dự phòng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro.

Tỷ lệ trích lập dự

phòng =

Số đã trích lập dự phòng

Tổng dư nợ X 100%

e. Mức tăng, giảm và tỷ lệ lãi treo so với tổng dư nợ

Lãi treo phát sinh và tồn đọng phản ảnh những dấu hiệu có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng vì khách hàng không thực hiện được việc trả lãi vay theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, chứng tỏ rằng khả năng về tài chính của khách hàng bị giảm sút có nguy cơ dẫn đến RRTD.

Lãi treo là số tiền mà khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán lãi, là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, vì lãi phát sinh hàng tháng có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều so với nợ gốc, khoảng 1- 1,2%/dư nợ gốc và được trả vào cuối tháng, khi người vay không thanh toán được phần lãi của món vay cho thấy dấu hiệu người vay gặp khó khăn về tài chính.

Do vậy, khi xuất hiện lãi treo cán bộ QHKH phải theo dõi, kiểm tra, phân tích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, dòng tiền SXKD của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi theo đúng hạn. Dựa vào kết quả phân tích, ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)