6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV Gia Lai
a. Hoạt động huy động vốn
Là chi nhánh đầu tiên của hệ thống BIDV Khu vực Miền trung Tây nguyên (MTTN) có mức huy động vốn tăng đều qua các năm, chiếm thị phần hơn 40% trên địa bàn tỉnh và cao nhất các trong 15 Chi nhánh khu vực MTTN. Giám đốc P. Giám đốc QHKH P. Giám đốc QLRR P. Giám đốc Tác nghiệp Các phòng QHKH, PGD Phòng QLRR Phòng QTTD P. Dịch vụ khách hàng, Kho quỹ Các P. Chức năng P.Giám đốc DV, TC
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn ĐVT: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng so với năm 2009 Số tiền tỷ lệ tăng 2009/2008 1 Huy động vốn dân cư 590 772 30.85% 1.085 40.54% 2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.235 1.436 16.28% 1.768 23.12% Tổng cộng 1.825 2.208 20.99% 2.853 29.21%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 03 năm 2009-2011)
Qua 3 năm cho thấy tình hình huy động vốn mức tăng khá cao, năm 2010 tăng gần 100%; năm 2011/2010 tăng 32,43%. Huy động vốn của BIDV – Gia Lai tương đối tốt, thường thì chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay, là một trong 10 chi nhánh thuộc hệ thống BIDV có mức huy động vốn cao nhất. Đây chính là hoạt động tạo ra lợi nhuận tương đối lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b. Hoạt động cho vay
Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của BIDV - Gia Lai đều đạt kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước, trung bình tăng trưởng khoảng 17%/năm, tăng mạnh chủ yếu là giải ngân cho các dự án trồng Cây cao su và Thủy điện.
Giảm dần dư nợ cho vay theo Kế hoạch nhà nước, chuyển dư nợ sang cho vay thương mại các thành phần kinh tế tư nhân.
Giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đẩy mạnh dư nợ cho vay bán lẻ, đa dạng hóa ngành nghề trong cho vay, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng; tăng thu dịch vụ các sản phẩm gia tăng của Ngân hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, thu hộ Ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa cho vay và huy động vốn...
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay từ năm 2009-2011
ĐVT: Tỷ đồng,%
STT Cho vay
Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Giá trị Tăng, giảm
2010/2009 Giá trị
tỷ lệ tăng 2011/2010
A Dư nợ cho vay 4,330 5,022 37.77% 5,923 17.94%
1 Ngắn hạn 2,152 2,479 15.20% 3,240 30.70% 2 Trung hạn 720 685 -4.86% 695 1.46% 3 Dài hạn 1,458 1,858 27.43% 1,988 7.00% B Doanh số bảo lãnh 227 250 10.13% 187 -25.20% C Chiết khấu GTCG 68 75 10.29% 60 -20.00% Tổng cộng 4,625 5,347 15.61% 6,170 15.39% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Với đặc thù là tỉnh Cao nguyên, có thổ nhưỡng phù hợp với các ngành SXKD cây công nghiệp trung, dài ngày như: Hồ tiêu, Cao su, cà phê. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp chiếm 60% trên tổng dư nợ vay. Ngoài ra, tài trợ cho các dự án Thủy điện, xây lắp chiếm 10-15%/tổng dư nợ; Còn lại là cho vay tiêu dùng và các ngành thương mại khác.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh Gia Lai được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.
Với mục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, BIDV - Gia Lai trong thời gian qua đã có nhiều thành công trong triển khai cơ cấu lại hệ thống lành
mạnh hoá tài chính, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Đóng góp vào những thành tựu đó BIDV - Gia Lai đã đạt được một số kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011
ĐVT: tỷ đồng,% STT Chỉ tiêu thu nhập Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Giá trị Tỷ lệ tăng, giảm so với năm 2009 Giá trị Tỷ lệ tăng, giảm so với năm 2010 Tổng thu nhập 673.00 1,070.10 80.06% 1,710 103.46% 1 Thu nhập từ TD, HĐV 638.00 1,028.50 61.21% 1,650 60.43% 2 Thu dịch vụ 35.00 41.60 18.86% 59.50 43.03% 3 Tổng chi phí 501.00 843.00 68.26% 1,437 70.46%
4 Chênh lệch thu chi 172.00 227.10 32.03% 273 19.99%
5 Lợi nhuận trước thuế 136.00 150.40 10.59% 183 21.68%
6
Lợi nhuận sau thuế
bình quân/ đầu người 0.54 0.54 -0.92% 0.63 16.54% (Nguồn: BCTK 3 năm 2009-2011 của BIDV Gia Lai)
Tỷ trọng doanh thu ròng dịch vụ tăng dần qua các năm. Trong đó định hướng của BIDV - Gia Lai trong nhưng năm tiếp theo tỷ trong thu dịch vụ ròng tăng lên từ 35%-45% trong cơ cấu lợi nhuận. Trong năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh nằm trong 7 Chi nhánh có lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống và đứng nhất MTTN.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên thu nhập từ huy động vốn chiếm tới 70% trong tổng lợi nhuận từ tín dụng mang lại. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ từ năm 2009 đến 2011 đã tăng liên tục, từ 35 tỷ đồng lên gần 60 tỷ đồng, trung bình hàng năm tăng 30,9%/năm.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH GIA LAI
Nhìn chung mức dư nợ tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng ổn định, nằm trong giới hạn định hướng, kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng Trung ương giao, Chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thời gian
ĐVT: Tỷ đồng
STT Cho vay Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011 Giá trị Giá trị Giá trị A Cho vay 4,330 5,022 5,923 1 Ngắn hạn 2,152 2,479 3,240 2 Trung hạn 720 685 695 3 Dài hạn 1,458 1,858 1,988 B Bảo lãnh 227 250 187 C Chiết khấu GTCG 68 75 60 Tổng cộng 4,625 5,347 6,170
(Nguồn: BCTK 3 năm 2009-2011 của BIDV Gia Lai)
Qua số liệu trên cho thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn từ 2-6%. Do đặc thù của tỉnh Gia Lai là khách hàng vay doanh nghiệp chủ yếu đầu tư dự án cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, tiêu và Thủy Điện), Tuy nhiên, các khoản vay trên đã đến chu kỳ trả nợ nên vốn trung, dài hạn giảm, các doanh nghiệp tập trung vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động là chính (tiền lương, nhân công, vật tư phân bón, công cụ lao động…).
Trong 3 năm 2009 đến năm 2011 dư nợ tín dụng tăng trung bình 16,96% năm; Năm 2010 tăng 15,98% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 17,94% so với năm 2010. Trong đó tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng từ 15,20% trong năm 2010 và đạt 52,51% trong năm 2011.
Giá trị bảo lãnh chủ yếu là các đơn vị xây lắp và chiết khấu GTCG cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, tỷ lệ bảo lãnh và chiết khấu chiếm 6,08% trong tổng dư nợ tín dụng toàn chi nhánh.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp:
ĐVT: tỷ đồng
TT Loại hình doanh nghiệp Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Giá trị Giá trị
1 DNNN 1,480 1,337 1,481
2 DN ngoài quốc doanh 2,590 3,208 3,825
3 Hộ kinh doanh cá thể, khác 555 802 864
Tổng cộng 4,625 5,347 6,170
(Nguồn: BCTK 3 năm 2009-2011 của BIDV Gia Lai)
Tỷ trong cho vay DNNN giảm dần từ 32% từ năm 2010 xuống còn 24% trong năm 2011, do DNNN tiến hành cổ phần hóa và một phần trả nợ trung dài hạn trong những năm 2011.
2.2.2. Các biện pháp hạn chế RRTD tại BIDV - Gia Lai
a. Về cơ cấu tổ chức quản trị tín dụng
Mô hình tổ chức thực hiện trong hoạt động tín dụng: Chi nhánh phân chia các bước và từng bộ phận trong quá trình đề xuất, phê duyệt, quản lý cấp tín dụng nhằm kiểm tra về quá trình phê duyệt tín dụng qua đó hạn chế được rủi ro.
- Bộ phận đề xuất tín dụng gồm: Cán bộ QHKH, lãnh đạo QHKH, Phó Giám đốc phụ trách QHKH.
- Bộ phận quản lý rủi ro gồm: Cán bộ QLRR, lãnh đạo Phòng QLRR, Phó Giám đốc phụ trách Quản lý Rủi ro.
- Bộ phận tác nghiệp gồm: Cán bộ QTTD, Trưởng Phòng QTTD, Phó Giám đốc Phụ trách QTTD, cán bộ Giao dịch khách hàng (cán bộ giải ngân), trưởng Phòng dịch vụ khách hàng.
- Hội đồng tín dụng cơ sơ gồm: Ban Giám đốc, Trưởng phòng QTTD,
Phòng QLRR, Trưởng Phòng QHKH, Phòng Giao dịch, Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn. Trường hợp mức phán quyết tín dụng vượt thẩm quyền Phó Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh sẽ trình qua HĐTDCS.
- Bộ phận hỗ trợ gồm: Cán bộ phòng Dịch vụ - Ngân quỹ, cán bộ Phòng Tài chính kế toán. Sau khi bộ phận tác nghiệp giải ngân hoặc phát hành bảo lãnh hoàn tất, chuyển hồ sơ tài sản, chứng từ giải ngân, phát hành bảo lãnh cho cán bộ Ngân quỹ, cán bộ kế toán xác nhận, nhập thông tin vào hệ thống vào lưu trữ theo quy định.
- Kiểm soát tín dụng: Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Cán bộ QHKH tiến hành kiểm tra sau cho vay như: tình hình SXKD, mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo. Trường hợp thấy Bên vay, bên được cấp bảo lãnh có vi phạm hợp đồng tín dụng thì báo cáo lãnh đạo tiến hành thu hồi khoản cho vay, bảo lãnh hoặc dùng nhiều biện pháp khác để thu nợ trước hạn.
- Bộ phận xử lý nợ xấu gồm: CBQHKH, lãnh đạo QHKH, PGĐ phụ trách QHKH và Phòng QLRR, Phó Giám đốc phụ trách rủi ro.
Khi có khoản nợ xấu xảy ra, CBQHKH báo cáo lãnh đạo Phòng QHKH làm việc yêu cầu khách hàng tìm mọi biện pháp trả nợ, nếu không đạt kết quả, trình lãnh đạo QHKH chuyển nợ quá hạn, khởi kiện bán tài sản thu nợ.
b. Về quy trình cấp tín dụng
BIDV - Gia Lai, đã áp dụng thống nhất toàn bộ hệ thống văn bản quy trình tín dụng do Hội sở ban hành và các Văn bản pháp luật Nhà nước.
BIDV - Gia Lai đã tuân thủ thực hiện Quyết định số: 3999/QĐ – QLTD1 ngày 14/07/2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về “Ban hành trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp”, và Quyết định số: 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/07/2009 của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về “Ban hành quy định cấp tín dụng bán lẻ”.
Mục đích quy trình:
- Đảm bảo cơ sở cho việc cấp tín dụng bán lẻ được thống nhất, đồng bộ trong hệ thống BIDV và từng bước hướng theo chuẩn thông lệ.
- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp và từng cá nhân tham gia trong quá trình cấp tín dụng bán lẻ.
- Trình tự cấp tín dụng được quy định chặt chẽ, rõ ràng, tiện lợi, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
* Trình tự và thủ tục cấp tín dụng tại BIDV – Gia Lai:
- Bước 1, tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng gồm:
+ Giấy đề nghị tín dụng: Đề nghị vay vốn/bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món (01 bản gốc).
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng (Điều lệ, giấy phép đăng ký kinh doanh, hộ khẩu, CMND người đại diện pháp luật của doanh nghiệp);
+ Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng; + Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh.
- Bước 2, Cán bộ QHKH lập Báo cáo đề xuất tín dụng: Thẩm định tính pháp lý, địa điểm kinh doanh, vốn đầu tư, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, thị trường sản phẩm, tình hình tài chính, phương án SXKD/ Dự án do doanh nghiệp cung cấp; khả năng trả nợ, xếp loại khách hàng theo định hạng tín dụng nội bộ; Áp dụng chính sách khách hàng xếp loại gì, phương thức vay, trả nợ, đối tượng vay, tài sản bảo đảm; Đánh giá toàn diện rủi ro và
các biện pháp phòng ngừa; Đồng ý cấp tín dụng hay bổ sung hoặc từ chối phải có ý kiến cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng..).
- Bước 3, Trình phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng: Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng.
+ Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ QHKH và Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình PGĐ QHKH xem xét phê duyệt:
+ Trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ QHKH/cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được chuyển lại cho Bộ phận QHKH để xử lý tiếp các bước sau khi phê duyệt của Quy định này.
+ Trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro và các khách hàng có quan hệ tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của PGĐ phụ trách QHKH phải trình qua cho Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro trình PGĐ phụ trách rủi ro hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở.
+ Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án của Chi nhánh thì trình Ban Quản lý rủi ro Hội sở hoặc Hội đồng tín dụng Trung ương (BIDV).
- Bước 4, Thẩm định rủi ro tại Chi nhánh: Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QLRR. Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
+ Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QHKH/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
+ Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro: Khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.
* Tại Hội sở chính:
+ Trường hợp khách hàng trình phê duyệt tín dụng tại Hội sở chính: Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc Ban QLRR tín dụng.
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PTGĐ QHKH trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Trung ương: Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng Trung ương kết luận