Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 100)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

- Hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định chi tiết đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Yêu cầu các TCTD hiện nay áp dụng Luật Ngân hàng và Luật các TCTD để thực hiện, không cần ban hành nhiều thông tư hướng dẫn, các văn bản dưới luật. Vì quá nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện dẫn đến có nhiều kẻ hở, là nguyên nhân dẫn đến RRTD trong hoạt động ngân hàng.

- Các thông tư liên tịch thuộc các Bộ Tài chính, Tư Pháp, Công an (về xử lý tài sản đảm bảo….) cần chi tiết, cụ thể hơn nữa; Văn bản mới ban hành nên bãi bỏ văn bản cũ, tránh việc ban hành quá nhiều văn bản dễ tạo người nghiên cứu và ứng dụng gặp nhiều khó khăn.

- Đề nghị sửa đổi đối với quy định cho vay có tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải theo quy định hiện nay là Ngân hàng không giữ giấy chứng nhận phương tiện, ngân hàng chỉ ký HĐTC và đăng ký giao dịch bảo

đảm tại Trung tâm giao dịch tài sản Quốc gia, do đó khách hàng vay lợi dụng vấn đề này có thể bán sang tay cho người khác làm thiệt hại cho ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Hoàn thiện và bổ sung chương trình định hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay là hộ sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng tổ cung cấp thông tin trực thuộc Phòng CNTT; Đáp ứng cung cấp thông tin nhanh, có độ tin cậy cao đối với khách hàng và cập nhật hệ thống thông tin khách cho toàn hệ thống. Thông tin dễ tra cứu, dễ chiết suất về máy tính cá nhân của cán bộ QHKH.

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về định giá tài sản đảm bảo cho toàn hệ thống và đưa lên mạng nội bộ, giúp CB.QHKH có thể tham khảo thông tin dễ dàng.

- Hoàn thiện phần mềm quản lý khách hàng vay: Có thể bóc tách hoặc chiết suất báo cáo thống kê yêu cầu của Hội sở như: Loại hình, ngành nghề, nhóm nợ… giảm thiểu thời gian làm công tác báo cáo thống kê chỉ in ra, rà soát, đối chiếu và gửi lại Hội sở chính.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên sự tăng trưởng này cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng phát sinh từ nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng được xem là một trong những hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận, tuy nhiên bên cạnh đó tồn tại những rủi ro tiềm ẩn vốn có. Các NHTM chấp nhận sự tồn tại của những rủi ro này trên cơ sở đưa ra những chính sách, công cụ, biện pháp quản lý rủi ro cần thiết nhằm hạn chế tối đa các hậu quả phát sinh và tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững.

Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. - Thu thập và phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV - Gia Lai. Qua đó, tìm hiểu những mặt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh nhằm tăng lợi nhuận ngân hàng với phương châm “Hiệu quả, an toàn và bền vững”.

[2] Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng của BIDV - Gia Lai.

[3] Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV - Gia Lai qua 03 năm (2009-2011).

[4] Lâm Chí Dũng (2010), Giáo trình Lý thuyết Tài Chính – Tiền tệ. [5] Bộ Luật dân sự năm 2005.

[6] Bùi Hữu Phước, Lê Thị Lanh; Lại Tiễn Dĩnh – Phan Thị Nhi Hiếu (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội. [7] Các văn bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Chính sách tín dụng, Tài sản bảo đảm…)

[8] Hệ thống văn bản chỉ đạo của Ban Giám đốc BIDV - Gia Lai: Chính sách khách hàng; Định hạng Tín dụng nội bộ; Quy trình tín dụng....

[9] Hệ thống các các văn bản, Thông tư của NHNN.

[10] Lê Văn Tư (2000), Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê. [11] Luật Ngân hàng năm 2010.

[12] Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

[13] Nguyễn Tấn Bình (2007), Giáo trình Quản trị Tài chính ngắn hạn, NXB thống kê năm 2007.

[14] Nguyễn Thùy Dung (2010), Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội,

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. [15] Nguyễn Thanh Hòa (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với

khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà

hàng, (7), tr.60-67.

[17] Nguyễn Ninh Kiều (2000), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2000.

[18] Nguyễn Thị Mai (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín

dụng tại Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VPBank Chi nhánh Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[19] Nguyễn Toàn Trung (2010) Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[20] Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng “Ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 của Thống đốc NHNN”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 100)