Định hướng phát triển tín dụng của BIDV Gia Lai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 84)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng của BIDV Gia Lai

a. Mục tiêu chung

Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn đến 2020. BIDV - Gia Lai đã xây dựng mục tiêu với mức tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng đến năm 2015 đạt 10.000 tỷ đồng

(tăng trưởng bình quân 17%/năm, mức dư nợ hiện tại là 6.500 tỷ đồng) và tổng huy động vốn cuối kỳ phấn đấu đạt 7.000 tỷ đồng.

Tiếp tục lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại gắn với đổi mới công tác quản trị điều hành theo tiêu chí của ngân hàng thương mại hiện đại.

- Về huy động vốn, dịch vụ: Giữ vững vị thế của ngân hàng dẫn đầu về huy động vốn và cung cấp dịch vụ phi tín dụng tại địa phương; Phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ, là Ngân hàng nắm giữ thị phần lớn về huy động vốn và dịch vụ bán lẻ trên địa bàn.

- Về tín dụng: Là ngân hàng đạt chất lượng tín dụng tốt nhất và có hiệu quả kinh doanh tối ưu trên địa bàn. Giữ vững vị thế, là chi nhánh nằm trong nhóm dẫn đầu về qui mô tăng trưởng, chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh trong hệ thống BIDV.

b. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của BIDV – Gia Lai

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2013-2015 ĐVT: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Định hướng đến

năm 2015

Tốc độ tăng trưởng BQ giai đoạn 2013-2015

1 Lợi nhuận trước thuế 410 21%/năm

2 Huy động vốn cuối kỳ 8.450 18%/năm

3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 10.900 14%/năm

4 Dư nợ bán lẻ 2.425 23%/năm

5 Tỷ trọng dư nợ TDH 39% 7%/năm

6 Tỷ lệ nợ xấu 1,9%

7 Thu dịch vụ ròng 110 30%/năm

(Nguồn: Kế hoạch định hướng kinh doanh của BIDV- Gia Lai)

c. Các nhiệm vụ trọng tâm:

- Quản trị tài sản nợ-có: Xây dựng cơ cấu tài sản nợ - có hợp lý đảm bảo tăng trưởng huy động vốn lớn hơn tăng trưởng tín dụng hạ thấp dần hệ số

Q (Huy động vốn/Tổng dư nợ) bảo đảm an toàn thanh khoản và an toàn hoạt động, tăng tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi thanh toán, phát triển cho vay bán lẻ đảm bảo chênh lệch lãi suất mua vốn và bán vốn đối với cho vay thương mại tối thiểu đạt 2,5-3% năm.

- Đối với hoạt động tín dụng: Xác định tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở xác định rõ khách hàng mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh cần mở rộng tín dụng, mở rộng tín dụng phải trên cơ sở khách hàng tốt, khoản vay tốt, kết hợp được việc mở rộng tín dụng với bán chéo các sản phẩm dịch vụ và tăng huy động vốn. Có kế hoạch, lộ trình, biện pháp, giải pháp cụ thể, quyết liệt đối với việc thu nợ ngoại bảng, lãi treo.

- Phát triển mạng lưới hoạt động: Chủ động nghiên cứu, khảo sát thị trường để phát triển mạng lưới kênh phân phối hợp lý, đảm bảo có kênh phân phối thích hợp tại các địa bàn trọng yếu, khu dân cư, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của thị trường, góp phần quảng bá thương hiệu và uy tín hoạt động của BIDV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)