Bất cập trong Quy chế hoạt động của người đại diện

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 60)

2. Thực trạng và bất cập trong kiểm soát vốn nhà nƣớc tại công ty mẹ công ty con.

2.1.1 Bất cập trong Quy chế hoạt động của người đại diện

Qua nghiên cứu một số quy chế hoạt động của người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con, tác giả nhận thấy các quy chế này còn có một số điểm bất cập sẽ được phân tích cụ thể dưới đây:

Quy chế người đại diện vốn của SCIC

Ngày 9/6/2009, HĐQT của SCIC ký Quyết định số 20/QĐ-ĐTKDV- HĐQT ban hành Quy chế người đại diện vốn của SCIC tại doanh nghiệp.

“Người đại diện” là người được SCIC uỷ quyền làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của SCIC tại các doanh nghiệp, thay mặt SCIC thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp.

SCIC cử người đại diện theo nguyên tắc:

- Uỷ quyền cho cán bộ của SCIC , đồng thời ủy quyền cho một hoặc một số lãnh đạo doanh nghiệp cùng làm đại diện;

- Ủy quyền cho một hoặc một số lãnh đạo doanh nghiệp làm đại diện theo nguyên tắc dân chủ, công khai để tạo sự nhất trí, ủng hộ cao trong nội bộ doanh nghiệp.

Nguyên tắc cử người đại diện này đã phản ánh sự khó khăn trong việc tìm kiếm người đại diện phù hợp. Trong trường hợp SCIC quản lý một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì việc cử người đại diện cần tìm kiếm những gương mặt mới thay vì lựa chọn ngay chính lãnh đạo của doanh nghiệp đó. Quy chế cũng không đề cập tới việc lựa chọn người đại diện thông qua thi tuyển công khai để tìm người xứng đáng để có thể đảm đương được vai trò này. Ngay việc ủy quyền cho lãnh đạo doanh nghiệp làm người đại diện cũng chỉ quy định chung chung là thực hiện “theo nguyên tắc dân chủ, công khai để tạo sự nhất trí, ủng hộ cao trong nội bộ doanh nghiệp” mà không quy định cụ thể thủ tục thực hiện làm sao để đảm bảo được sự dân chủ công khai đó.

Quy chế có đề cập tới việc thuê người đại diện nhưng trình tự thực hiện thế nào cũng không được quy định trong Quy chế.

Quy chế quy định: Các trường hợp SCIC không ủy quyền đại diện vốn, SCIC sẽ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp (khoản 4 Điều 3 Quy chế). Nhưng quy chế không quy định cụ thể các trường hợp SCIC không ủy quyền đại diện vốn và cách thức quản lý, kiểm soát vốn của SCIC khi không có người đại diện.

Tiêu chuẩn về người đại diện theo điều 4 quy chế cũng chung chung và còn khá mơ hồ. Sẽ rất khó xác định thế nào là người đại diện “có trình độ chuyên môn về kinh tế tài chính hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp”

có vốn đầu tư của SCIC; “có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp”.

Quy chế người đại diện vốn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác của các tổng công ty, công ty độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng

Cho đến nay, cũng mới chỉ có Bộ Xây dựng có Quy chế tạm thời quản lý người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác của các tổng công ty, công ty độc lập trực thuộc Bộ Xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-BXD ngày 31/3/2009). Điều này cho thấy công tác quản lý người đại diện còn nhiều ngổn ngang, lúng túng và chưa thực sự được chú trọng đúng mức.

Mặc dù đối tượng áp dụng Quy chế hiện thời mới chỉ là các tổng công ty, công ty độc lập nhưng với sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thì việc các tổng công ty, công ty độc lập này có thể chuyển đổi sang mô hình tập đoàn hoặc công ty mẹ - công ty con là điều tất yếu. Do vậy, có thể hiểu chính sách đối với người đại diện áp dụng trong quy chế này cũng sẽ áp dụng với các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con trong tương lai.

Quy chế quản lý người đại diện của Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn; quy trình, thủ tục cử, thay thế người đại diện; quyền hạn, nhiệm vụ và nghĩa vụ của người đại diện; tiền lương, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện; chế độ báo cáo của người đại diện; khen thưởng và xử lý vi phạm người đại diện.

Quy chế cũng quy định nghĩa vụ của người đại diện. Tuy nhiên, một số vấn đề còn chung chung, khó áp dụng, cụ thể như sau:

Khoản 4 Điều 13 quy chế quy định: “Người đại diện tham gia ban quản lý điều hành doanh nghiệp khác phải nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch hoạt động của mình tại doanh nghiệp khác để trình HĐQT tổng công ty phê duyệt mới được thực hiện”.

Tuy nhiên, trình tự, thủ tục trình phương hướng, kế hoạch hoạt động như thế nào, thời hạn cụ thể ra sao, nếu cử nhiều người đại diện trong cùng một

doanh nghiệp thì ai có quyền trình phương hướng kế hoạch hoạt động đều là những vấn đề không được quy định trong Quy chế. Điều này sẽ khiến hoạt động của người đại diện khó khăn. Trong trường hợp công ty mẹ chậm phê duyệt kế hoạch hoạt động cho người đại diện thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của người đại diện tại doanh nghiệp được cử.

Khoản 4 Điều 13 quy chế cũng quy định: “Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong HĐQT, ban giám đốc, ĐHĐCĐ, HĐTV (như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, phát hành thêm cổ phần, huy động thêm vốn góp, chia cổ tức, sửa đổi, bổ sung điều lệ, bán tài sản có giá trị lớn...), người đại diện phải chủ động báo cáo tổng công ty cho ý kiến bằng văn bản, có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo của HĐQT tổng công ty”.

Quy định trên không liệt kê hết các vấn đề quan trọng mà người đại diện cần xin ý kiến mà chỉ đưa ra một số ví dụ về vấn đề quan trọng. Vậy, đối với các vấn đề khác diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp có vốn góp nhà nước, người đại diện sẽ xử lý như thế nào? Xin ý kiến của ai và thủ tục ra sao? Thế nào là “bán tài sản có giá trị lớn”? Sau khi người đại diện chủ động báo cáo công ty mẹ thì công ty mẹ phải trả lời trong thời hạn bao nhiêu lâu? Nếu không có trả lời mà người đại diện cần biểu quyết trong cuộc họp thì người đại diện có được chủ động cho ý kiến của mình không?

Đây là những câu hỏi mà quy chế phải trả lời được thỏa đáng thì mới có thể làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện.

Ngoài ra, nội dung quy chế chỉ nghiêng về việc quy định nghĩa vụ của người đại diện mà không làm rõ được nghĩa vụ của công ty mẹ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)