Kiểm soát thông qua pháp luật về đầu tƣ, tài chính, đấu thầu và các quy định pháp luật khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 52)

1. Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nƣớc tại công ty mẹ-công ty con

1.5. Kiểm soát thông qua pháp luật về đầu tƣ, tài chính, đấu thầu và các quy định pháp luật khác

quy định pháp luật khác

Để kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty nhà nước, Chính phủ đã ban hành một Nghị định riêng để quy định về việc quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Trước đây là Nghị định số 199/2004/NĐ-CP, hiện nay là Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Một trong những biện pháp kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con là phải bảo toàn vốn nhà nước, kiểm soát được việc đầu tư, các dự án đầu tư của công ty mẹ - công ty con.

Nghị định 09/2009/NĐ-CP quy định các công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại công ty bằng các biện pháp:

- Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán.

- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;

- Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất theo quy định này, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng các khoản phải thu khó đòi; dự phòng các khoản giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.

- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước theo quy định pháp luật; Để ngăn ngừa hoạt động đầu tư tràn lan, không có trọng tâm của các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con, Nghị định 09/2009/NĐ-CP cũng đưa ra giới hạn mức đầu tư vốn ra ngoài công ty nhà nước.

Pháp luật cho phép các tập đoàn, công ty mẹ được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài. Các hình thức đầu tư ra ngoài có thể là góp vốn mua cổ phần, mua lại công ty khác, mua công phiếu, trái phiếu để hưởng lãi và các hình thức đầu tư khác.

Tuy nhiên, việc đầu tư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tập đoàn, công ty mẹ - công ty con, không làm ảnh hưởng thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được nhà nước giao và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập.

Tập đoàn, công ty mẹ phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tổng mức đầu tư ra ngoài (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty mẹ.

Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, do tính chất rủi ro cao, công ty mẹ chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này, công ty mẹ phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh ngành nghề ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tập đoàn, công ty mẹ chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của tổ chức là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Để ngăn ngừa việc tư lợi, công ty mẹ không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị

em ruột của thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban giám đốc và kế toán trưởng công ty mẹ; không góp vốn hoặc mua cổ phần tại quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.

Để tăng cường việc giám sát các hoạt động đầu tư của chủ sở hữu nhà nước, Nghị định số 09/2009/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư ra ngoài công ty mẹ có giá trị lớn, cụ thể là:

- Đối với dự án đầu tư có giá trị từ 50% vốn điều lệ trở lên, công ty mẹ phải báo cáo đại diện chủ sở hữu quyết định;

- Đại diện chủ sở hữu công ty mẹ quyết định việc góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư hoặc góp vốn đầu tư thành lập công ty ở nước ngoài; quyết định việc mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác; quyết định các dự án đầu tư tài chính khác còn lại không thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT hoặc tổng giám đốc.

Riêng đối với hoạt động đầu tư trong TĐKT nhà nước, để tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP đưa ra quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong TĐKT nhà nước, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp bị chi phối thì không được mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp giữ quyền chi phối trong cùng một TĐKT nhà nước.

- Việc đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ là công ty nhà nước phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP đã phân tích ở trên. - Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn phải tập trung

đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có

liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.

- Đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định việc kinh doanh, điều chỉnh, thay đổi, giám sát kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh chính; các ngành nghề có liên quan và không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.

- Trường hợp công ty mẹ trực tiếp hoặc thông qua công ty con kinh doanh các ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính thì phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

 Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính được chủ sở hữu giao; kinh doanh ngành nghề không liên quan không ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính và việc mở rộng, phát triển ngành nghề kinh doanh chính;

 Sử dụng hoạt động và kết quả kinh doanh các ngành nghề không liên quan để hỗ trợ và phát triển các ngành nghề kinh doanh chính;  Thực hiện nghĩa vụ báo cáo và chịu sự giám sát của đại diện chủ sở

hữu nhà nước về đầu tư, hiệu quả đầu tư.

Ngoài các quy định về hạn chế đầu tư, để kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra các quy định áp dụng đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, trong đó có các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển như dự án đầu tư để mua sắm tài sản thiết bị, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dự án xây dựng, sử dụng tư vấn phải trải qua quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Pháp luật đấu thầu quy định tất cả các hình thức đấu thầu, các quy định chi tiết về hoạt động đấu thầu để đảm bảo việc sử dụng vốn nhà nước tại các công ty nhà nước hiệu quả, không bị lãng phí hoặc không minh bạch. Toàn bộ quy trình đấu thầu đều được quy định chi tiết, cụ thể với các mẫu văn bản kèm theo.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 52)