Giám sát hoạt động của công ty mẹ-công ty con

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 44)

1. Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nƣớc tại công ty mẹ-công ty con

1.4.1 Giám sát hoạt động của công ty mẹ-công ty con

Ngày 6/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 224/2006/QĐ- TTg ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Thông qua đánh giá phân loại doanh nghiệp để có các biện pháp khuyến khích động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém.

Đối tượng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm:  Các công ty nhà nước

- Công ty nhà nước độc lập.

- Tổng công ty nhà nước (tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, SCIC, công ty mẹ, công ty mẹ trong tập đoàn).

 Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước.  Công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

 Công ty cổ phần, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của nhà nước.

Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động này không áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Cụ thể hóa Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg, các Bộ cũng ban hành các quy định giám sát hoạt động của các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con thuộc quyền quản lý của các Bộ.

Bộ Công thương có Quyết định số 09/2008/QĐ-BCT ngày 15/5/2008, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 10/2007/QĐ-BCN ngày 07/02/2007 ban hành Quy chế tổ chức, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ Công thương, Bộ Công nghiệp.

Theo các Quy chế nêu trên của Chính phủ và các Bộ thì:

- "Giám sát doanh nghiệp" là việc theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích, chấp hành chính sách pháp luật.

- "Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" là việc sử dụng tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động và phân loại doanh nghiệp.

- "Tiêu chí đánh giá" là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để xác định hiệu quả hoạt động và phân loại doanh nghiệp.

Hoạt động giám sát toàn diện tập đoàn, công ty mẹ - công ty con (trong đó hoạt động chủ yếu là giám sát việc đầu tư và sử dụng vốn nhà nước) thực hiện theo ba phương thức:

Thứ nhất, đó là hoạt động tự giám sát của công ty mẹ - công ty con.

Chủ thể giám sát: Người quản lý, điều hành và người lao động trong tập đoàn, công ty mẹ - công ty con sử dụng kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên

môn và nghiệp vụ của công ty mẹ - công ty con, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức để giám sát.

Giám sát nội bộ được thực hiện theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế kiểm toán nội bộ, điều lệ công ty mẹ - công ty con và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mục đích giám sát: công ty mẹ - công ty con tự giám sát diễn biến về hoạt động của mình để phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh; đưa ra các quyết định về quản lý điều hành, các biện pháp xử lý, hoặc kiến nghị với chủ sở hữu, với cơ quan chức năng của nhà nước quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền.

Nội dung giám sát nội bộ bao gồm:

- Giám sát việc huy động, sử dựng và phân phối các nguồn lực tập đoàn, công ty mẹ - công ty con bao gồm: tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn lực khác.

- Giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao động việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và quyền lợi khác của người lao động;

- Kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, báo cáo khác và các thông tin kinh tế - tài chính theo quy định hiện hành. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của công ty mẹ - công ty con;

- Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu nhà nước, người quản lý, điều hành công ty mẹ - công ty con. Đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả các nghị quyết, quyết

định của người quản lý, điều hành và hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của họ; năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận quản lý, sản xuất, kinh doanh và của công ty mẹ - công ty con.

Thứ hai là hoạt động giám sát của chủ sở hữu.

Chủ thể giám sát: Tùy thuộc vào thẩm quyền, chủ thể đại diện cho nhà nước giám sát hoạt động của công ty mẹ - công ty con là các tổ chức được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền là đại diện chủ sở hữu tại công ty mẹ - công ty con bao gồm: HĐQT công ty mẹ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ quản lý ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đại diện phần vốn góp của nhà nước ở doanh nghiệp khác.

Mục đích giám sát: chủ sở hữu nhà nước thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống các hoạt động và quản lý tài chính của công ty mẹ - công ty con để nắm bắt kịp thời, đầy đủ thuận lợi, khó khăn, tồn tại của công ty mẹ và có giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại công ty mẹ - công ty con.

Nội dung giám sát bao gồm:

- Việc tổ chức hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ quản lý của ban công ty; người đại diện tại các doanh nghiệp khác;

- Việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được giao, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn; tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh toán nợ của công ty.

- Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu nhà nước, HĐQT, điều lệ công ty.

- Tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty.

Chủ thể giám sát: Các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh giám sát công ty mẹ - công ty con theo nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước của mình.

Mục đích giám sát: Nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước tại tập đoàn, công ty mẹ -công ty con; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của nhà nước.

Nội dung giám sát: Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước và đánh giá về tình hình, hiệu quả hoạt động tại công ty mẹ - công ty con theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Qua các phương thức, nội dung giám sát trên, có thể thấy pháp luật quy định việc giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn nhà nước ở các công ty mẹ - công ty con bao gồm cả giám sát từ bên trong do công ty mẹ - công ty con tự tổ chức thực hiện và giám sát từ bên ngoài do chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện.

Việc giám sát từ bên ngoài được thực hiện dưới hai hình thức:

- Giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu nhà nước;

- Giám sát trực tiếp thông qua việc kiểm tra, nắm tình hình trực tiếp tại tập đoàn, công ty mẹ - công ty con.

Hoạt động giám sát diễn ra cả trước, trong và sau hoạt động của tập đoàn, công ty mẹ - công ty con.

- Giám sát trước hoạt động của công ty mẹ - công ty con bao gồm việc kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; các dự án đầu tư, xây dựng, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, phương án huy động vốn và các dự án, phương án khác;

- Giám sát trong hoạt động của công ty mẹ - công ty con là việc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, thực biện các quy định của pháp luật và của chủ sở hữu nhà nước;

- Giám sát sau hoạt động của công ty mẹ - công ty con bao gồm việc kiểm tra kết quả hoạt động của công ty mẹ - công ty con trên cơ sở các báo cáo định kỳ; kết quả chấp hành các quyết định của chủ sở hữu nước hoặc điều lệ công ty; việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)