4. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn nhà nƣớc tại công ty mẹ công ty con
4.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
Trước đây, khi Nghị định số 101/2009/NĐ-CP chưa ban hành, có nhiều ý kiến khác nhau về tính cần thiết của việc ban hành một văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các TĐKT nhà nước. Ý kiến thứ nhất là không cần phải ban hành riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các TĐKT. Luật Doanh nghiệp hiện hành đã có đủ các quy định để điều chỉnh hoạt động của TĐKT. Ý kiến thứ hai là cần thiết phải ban hành riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động các TĐKT thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Ý kiến thứ ba là cần thiết phải ban hành riêng một văn bản pháp luật
Theo tác giả, đối với những tổ chức kinh tế lớn, quản lý một lượng tài nguyên và tài sản khổng lồ của nhà nước, sử dụng rất nhiều lao động, sự phát triển hay đi xuống của những tập đoàn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia nên việc quản lý, giám sát và tăng cường quản lý, giám sát là điều đương nhiên, không cần bàn cãi. Vì vậy, việc ban hành một văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của TĐKT nhà nước như Nghị định số 101/2009/NĐ-CP là cần thiết.
Đồng thời, cần xem xét việc ban hành luật về kinh doanh vốn nhà nước. Đây cũng là kiến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội tháng 11/2009. Đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong lĩnh vực quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động của TĐKT nhà nước, phân tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu, việc đổi mới hoạt động của TĐKT nhà nước là hoạt động toàn diện từ trong cơ cấu, điều hành, giám sát. Để kiểm soát vốn nhà nước tại tập đoàn và sử dụng nguồn vốn ấy có hiệu quả, cần tăng cường hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TĐKT. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cụ thể bằng cách hoàn thiện và tăng cường trách nhiệm của các cấp hiện có, đặc biệt là HĐQT và ban kiểm soát của công ty mẹ tập đoàn.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn cũng cần được chỉnh sửa, hoàn thiện và nhìn nhận việc áp dụng một cách nghiêm túc, tránh việc coi nhẹ như hiện nay. Trong trường hợp cần thiết, có thể ban hành văn bản pháp luật ban hành mẫu điều lệ tập đoàn và hướng dẫn cách thức, trình tự xây dựng điều lệ.
Các tập đoàn xây dựng phương án sắp xếp lại đơn vị thành viên và cơ cấu lại các lĩnh vực hoạt động theo hướng tập trung vào ngành sản xuất, kinh doanh chính và phụ trợ, tránh trùng lặp về ngành, nghề trong một tập đoàn.
Hệ thống ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng thương mại quốc doanh cần kiểm soát vốn vay tốt hơn. Hiện nay, các khoản tín dụng cho vay đối với các tập đoàn vẫn còn mang tính bao cấp chứ chưa xem xét tính khả thi của dự án. Vì vậy, cần xóa bỏ tình trạng bao cấp, cấp vốn mang nặng tính hành chính, rà soát, cắt bỏ ưu đãi tín dụng, chấm dứt cho vay, bảo lãnh tín dụng bất hợp lý.