Sự lỏng lẻo trong quản lý, kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ công ty con

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 75)

2. Thực trạng và bất cập trong kiểm soát vốn nhà nƣớc tại công ty mẹ công ty con.

2.4.2 Sự lỏng lẻo trong quản lý, kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ công ty con

TĐKT nhà nước còn nhiều điểm chưa được hướng dẫn chi tiết.

Bên cạnh đó, kể từ ngày 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước sẽ hết hiệu lực. Theo đó, khoảng 1.500 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước sẽ phải hoàn thành việc chuyển đổi hình thức pháp lý thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Từ nay tới thời hạn đó còn chưa đến 1 năm. Đây là thời gian quá ngắn đối với kế hoạch chuyển đổi của từng doanh nghiệp và gây sức ép lên chính các cơ quan lập pháp về mục tiêu phải xây dựng được hệ thống pháp luật đầy đủ cho hoạt động của các doanh nghiệp chuyển đổi, trong đó có vấn đề kiểm soát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp không có quy định riêng về chủ sở hữu, trách nhiệm, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước. Trong khi đó, đặc thù riêng của các TĐKT nhà nước, công ty mẹ - công ty con là có số lượng doanh nghiệp thành viên lớn với các mối quan hệ theo tầng lớp phức tạp. Hơn nữa, cần có sự tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và việc thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước, tách bạch giữa quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Nếu không có các quy định pháp lý đầy đủ kịp thời khắc phục khoảng trống pháp lý này thì sẽ xuất hiện nhiều mối lo ngại và nguy cơ trong quản lý và kiểm soát vốn nhà nước trong doanh nghiệp cũng như chính hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước sau thời điểm chuyển đổi.

2.4.2 Sự lỏng lẻo trong quản lý, kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con - công ty con

Một tồn tại nổi bật trong việc giám sát vốn nhà nước tại công ty mẹ - công ty con là báo động về sự lỏng lẻo trong quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong nhiều năm qua.

Ngày 12/8/2009, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một báo cáo giám sát về việc kiểm soát vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho thấy: Các Bộ, UBND cấp tỉnh hầu như không nắm được đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty 91. Không có cơ quan nhà nước nào nắm được đầy đủ, kịp thời thông tin về vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty.

Nói chính xác hơn, không có một cơ quan đầu mối nào của nhà nước chịu trách nhiệm chính về quản lý vốn, về tài sản và việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu mà chủ sở hữu là nhà nước giao cho các tập đoàn, tổng công ty. Thay vào đó là tình trạng quản lý chồng chéo, cắt khúc, không thể nào thực hiện được sự công khai minh bạch, nhà nước càng không thể thực hiện được đúng vai trò nhất thiết phải có của mình là chủ sở hữu mà nhân dân giao phó cho.

Khi đoàn giám sát gửi yêu cầu tới Bộ Tài chính, các Bộ liên quan, các tập đoàn, tổng công ty từ cuối tháng 2.2009 mà đến tận cuối tháng 7.2009, đoàn giám sát vẫn không nhận được đầy đủ các thông tin cơ bản về tình hình vốn, tài sản của tập đoàn, tổng công ty. Chất lượng báo cáo cũng rất thấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các công ty mẹ - công ty con (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)