- Giảm định mức tiêu dùng trên 1 đơn vị sản phẩm: Để làm được điều này
b. Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.5.2. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm
phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu năm 2010
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành của sản phẩm hòm Xí nghiệp bao bì xuất khẩu. Nó chịu tác động chính bởi hai nhân tố là lượng tiêu dùng của từng loại nguyên vật liệu và giá mua của chúng. Sự biến động của hai nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng giảm chi phí nguyên vật liệu. Vì vậy, khi tiến hành phân tích ta cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định theo phương pháo thay thế liên hoàn:
Gọi: là lượng tiêu dùng nguyên vật liệu kế hoạch là lượng tiêu dùng nguyên vật liệu thực tế
là đơn giá nguyên vật liệu kế hoạch là đơn giá nguyên vật liệu thực tế
Khi đó, ảnh hưởng của nhân tố lượng tiêu dùng nguyên vật liệu (kí hiệu ) được xác định theo công thức:
Và ảnh hưởng của nhân tố giá mua nguyên vật liệu (kí hiệu ) được xác định theo công thức:
Và ảnh hưởng của cả hai nhân tố =
Để tiến hành phân tích, ta lập bảng số liệu như sau (bảng 2.8) Qua bảng 2.8 ta thấy:
- Do sản phẩm được sản xuất theo định mức cấp phối luôn được điều chỉnh trong suốt quá trình sản xuất nên lượng tiêu dùng nguyên vật liệu thực tế là thay đổi so với kế hoạch. Do đó yếu tố lượng tiêu dùng có ảnh hưởng tới sự tăng (giảm) chi phí nguyên vật liệu. Mặt khác, do đặc thù của công nghệ sản xuất hòm sử dụng kết hợp loại nguyên vật liệu nên việc xem xét riêng rẽ từng loại nguyên vật liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới chi phí nguyên vật liệu là rất khó khăn, khó cho kết quả chính xác.
Trên thực tế, lượng tiêu hao nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào thành phần cấp phối và chất lượng của từng nguyên vật liệu. Việc này, doanh nghiệp phải thống kê, đánh giá và đưa ra mức cấp phối hợp lý. Trong năm 2010, mặc dù mức tăng (giảm) tiêu dùng của từng loại nguyên vật liệu có khác nhau, nhưng tổng hợp lại, nhân tố lượng tiêu dùng đã làm tăng chi phi nguyên vật liệu 5.000 đồng /hòm sản phẩm.
Ngoài ra, việc tăng (giảm) chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào giá mua nguyên vật liệu. Trong đó:
+ Giá mua của một số loại nguyên vật liệu đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm như:
- Giá gỗ đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 20.000 đồng/hòm sản phẩm - Giá đinh 8 mạ đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 1.150 đồng/hòm sản phẩm - Giá đinh 12 mạ đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 1.600 đồng/hòm sản phẩm - Giá vít 40 đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu: 1.950 đồng/hòm sản phẩm
Tập hợp lại, yếu tố giá mua nguyên vật liệu đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm là: 24.700 đồng/hòm sản phẩm.
Việc tăng giá mua nguyên vật liệu có thể do nhiều nguyên nhân. Một phân là do sự biến động của giá cả thị trường mà Xí nghiệp chưa dự kiến được, một phần do Xí nghiệp đã làm công tác dự trữ nguyên vật liệu chưa tốt và chưa tìm được nhà cung cấp để có thể mua nguyên vật liệu với giá tốt nhất.
Nhìn chung, việc tăng chi phí nguyên vật liệu đã góp phần làm tăng giá thành đơn vị sản phẩm do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Công ty nên có biện pháp để giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó hạ giá thành đơn vị sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.
Bảng 2.8 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho một chiếc hòm thưa 930910630 tại Xí nghiệp năm 2010
Danh mục
ĐVT Kế hoạch Thực hiện Thành tiền Chênh lệch TH/KH
(đvt/hò m sản phẩm) (đồng/đvt) (đvt/hò m sản phẩm) (đồng/đvt) (đồng) (đồng) (đồng) Tổng (đồng) (đồng) (đồng) Gỗ 0.21 2.500.000 0.2 2.600.000 525.000 500.000 520.000 (230.000) (250.000) 20.000 Đinh 8 mạ Kg 2 12.500 2.3 13.000 25.000 28.750 29.900 4.900 3.750 1.150 Đinh 12 mạ Kg 1.5 11.000 1.6 12.000 16.500 17.600 19.200 2.700 1.100 1.600 Ke góc Cái 4 1.000 4 1.000 4.000 4.000 4.000 0 0 0 Vít 40 Cái 30 50 39 100 1.500 1.950 3.900 2.400 450 1950 Tổng cộng Đồng 572.000 552.300 577.000 (220.000) (244700) 24.700