Những khó khăn vƣớng mắc khi áp dụng các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 53)

bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các bên tham gia hợp tác kinh doanh sản xuất có thể thỏa thuận góp bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ) hay bằng hiện vật (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phát minh sáng chế,…), hay bằng quyền sử dụng đất. Việc pháp luật nước ta cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã tạo ra sự giải phóng về nguồn vốn trong kinh doanh sản xuất trong điều kiện nền kinh tế nước ta mới bước vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, do vậy việc huy động vốn từ các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài là vô cùng quan trong để phát triển đất nước. Về góp độ kinh tế học, có thể thấy rằng việc pháp luật đã quy định cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất có một ý nghĩa hết sức quan trong, tạo ra một nguồn vốn tài chính sẵn có, nó giúp các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước tranh thủ huy động được nguồn vốn dồi dào từ các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, khi nguyên cứu và thực tế áp dụng các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thấy có những khó khăn, vướng mắc sau đây:

Thứ nhất, Tiến độ cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam còn quá chậm;

Thứ hai, Xuất phát từ sự hạn chế về khả năng tài chính khi sản xuất kinh doanh, pháp luật cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong liên doanh, nhưng đã có bất cập phát sinh, đó là:

- Sau khi góp vốn thì quyền sử dụng đất trở thành tài sản của doanh nghiệp liên doanh, nhưng thực tế có trường hợp bên Việt Nam thuê đất rồi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào liên doanh, sau đó liên doanh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một thủ tục hành chính phức tạp, rắc rối cần phải được đơn giản hóa trong cải cách thủ tục hành chính. Và hơn nữa, mặc dù giá trị quyền sử dụng đất đã được góp vốn vào liên doanh, nhưng bên Việt Nam vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng việc trả tiền thuê đất cho Nhà nước, do đó khi bên Việt Nam không có khả năng trả tiền thuê đất thì việc giải quyết đối với phần đất góp trong liên doanh giải quyết như thế nào ? vấn đề này chưa được pháp luật quy định.

- Khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, bên Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào trong doanh nghiệp liên doanh, nhưng phải ghi nợ với ngân sách Nhà nước về số vốn đã góp bằng tiền thuê đất trong thời hạn của liên doanh và phải hoàn trả số nợ đó cho Nhà nước bằng nguồn lợi nhuận được chia từ liên doanh. Quy định này đã vô tình không khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Trong thực tế, những năm đầu kinh doanh các doanh nghiệp liên doanh hầu như đều bị thua lỗ, phía doanh nghiệp Việt Nam không được chia lợi nhuận và cũng không có nguồn thu để trả nợ vào ngân sách. Trong khi đó đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì Nhà nước luôn thu được khoản tiên thuê đất hàng năm mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với chính sách giảm giá tiền thuê đất của các địa phương để mời

gọi các nhà đầu tư ngoài vào đầu tư tại địa phương mình, do vậy phần vốn góp của bên Việt Nam giảm đáng kể, điều này sẽ làm giảm sút vị thế của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Mặc khác, một số doanh nghiệp liên doanh do chưa tính toán hết những biến động của thị trường trong nước và thế giới đã kinh doanh thua lỗ, nên muốn chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.

- Sau một thời gian hoạt động theo hình thức liên doanh, trong thời gian gần đây đã có một số doanh nghiệp liên doanh đang muốn tiến hành cổ phần hóa nhưng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản, nhất là đối với việc định lại giá đất là phần vốn góp của bên Việt Nam. Theo khung giá đất do Nhà nước ban hành thường thấp hơn rất nhiều lần so với giá đất của thị trường, dẫn đến việc định giá là rất khó khăn, dẫn đến tình trạng bị lợi dụng trong việc định giá đất để cổ phần hóa, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, Pháp luật hiện hành chưa đưa ra giải pháp xử lý tình trạng các doanh nghiệp đang giữ đất được quy hoạch hoặc được nhà đầu tư nước ngoài chọn đặt địa điểm dự án, trong lúc chờ được duyệt quy hoạch đều đòi được tham gia đối tác của một liên doanh, trong khi phía Việt Nam chưa xác định rõ loại hình sản xuất kinh doanh, cũng như chuẩn bị về đội ngũ cán bộ, do đó rất dễ dẫn đến bị phía liên doanh là người nước ngoài “qua mặt” trong mọi hoạt động của liên doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh chỉ có ý nghĩa thực tế đối với phía bên nước ngoài, còn đối với phía Việt Nam mang tính thứ yếu, do các vị trí chủ chốt, quan trọng có tiếng nói quyết định đều do người nước ngoài nắm giữ, dẫn đến thiệt hại cho phía Việt Nam và lợi ích của Nhà nước khi đã tin tưởng giao đất cho phía Việt Nam tham gia vào doanh nghiệp liên doanh [27].

Thứ tư, đó là còn xuất hiện những mẫu thuẫn trong các văn bản pháp luật hiện hành về xử lý phần vốn góp bằng quyền sử dụng đất trong các liên doanh.

Việc xử lý quyền sử dụng đất là vốn góp khi doanh nghiệp liên doanh giải thể, cổ phần hóa doanh nghiệp liên doanh, hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn được quy định khác nhau tại các văn bản luật, Luật Đầu tư nước ngoai, Luật Đất đai, do đó dẫn đến một số khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp và cho chính các cơ quan có thầm quyền trong việc xem xét, giải quyết. Đó là khi bên Việt Nam góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất thì được hiểu là quyền sử dụng đất trở thành một phần tài sản của liên doanh và do đó sẽ được sử dụng để thanh lý giống như bất cứ tài sản nào khác trong liên doanh. Theo quy định tại điều 26 của Luật Đất đai năm 2003 khi giải thể một tổ chức, trong đó có tổ chức là liên doanh, thì đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi. Trong khi đó, Luật Đầu tư nước ngoài lại cho phép giải quyết giá trị còn lại của quyền sử dụng đất mà bên Việt Nam dùng làm vốn góp vào liên doanh giống như các tài sản thanh lý khác của liên doanh. Điều này có nghĩa là quyền sử dụng đất có thể đem bán, đấu giá như các tài sản khác. Như vậy, giữa Luật Đất đai và Luật Đầu tư nước ngoài có sự quy định không thống nhất về cách giải quyết phần vốn góp là quyền sử dụng đất tại liên doanh. Đây chính là một trong những khó khăn cho các bên trong hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác là phía nước ngoài.

Quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 không thống nhất với quy định về góp vốn bằng giá trị bằng quyền sử dụng đất tại Bộ Luật Dân sự. Theo các Điều 727, Điều 730 và Điều 732 BLDS 2005, QSDĐ không được chuyển giao cho bên nhận góp vốn. Nhưng tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp lại ghi: đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị QSDĐ thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển QSH tài sản đó hoặc QSDĐ cho công ty tại cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, BLDS chỉ quy định về việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ, không quy định về việc góp vốn bằng giá trị nhà hay tài sản gắn liền với đất, dẫn tới nếu tài sản góp vốn là nhà và đất gắn liền nhau thì không có quy định điều chỉnh áp dụng thống nhất.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 53)