Vấn đề xác định quyền sử dụng đất để góp vốn hợp tác sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 48)

kinh doanh.

Đất đai (hay ở nước ta là quyền sử dụng đất đai) là một hàng hoá đặc biệt. Tuy nhiên, cũng như mọi loại hàng hoá khác, giá cả của nó được hình thành trên cơ sở tương tác của cung và cầu trên thị trường. Cầu trong thị trường đất đai

được hiểu là số lượng đất đai tại một thời điểm xác định mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán và cung trong thị trường đất đai được coi là số lượng diện tích đất sẵn sàng đưa ra trao đổi trên thị trường tại một thời điểm xác định với một mức giá nhất định. Cũng như các thị trường khác, khi lượng cung về hàng hoá đất đai tăng lên mà lượng cầu không tăng hoặc giảm thì giá thị trường sẽ giảm, khi lượng cung giảm mà lượng cầu không giảm hoặc tăng thì giá thị trường sẽ tăng lên. Khi cung và cầu biến động cùng chiều (cùng tăng hoặc cùng giảm) thì giá sẽ tăng hoặc giảm tuỳ theo chênh lệch về tốc độ tăng, giảm của cung và cầu. Nếu tốc độ tăng của cầu lớn hơn của cung thì giá sẽ tăng lên và ngược lại. Đó là nội dung của nguyên tắc cung - cầu cũng được áp dụng và phù hợp với thị trường đất đai. Trong một khoảng thời gian nhất định, cầu về đất đai phụ thuộc vào các yếu tố chính như sau: i) Giá cả của đất đai; ii) thu nhập của người tiêu dùng; iii) Giá của các mặt hàng có liên quan: bao gồm các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung; iv) Những kỳ vọng của khách hàng về cung và cầu (thông qua dự đoán về giá cả) của đất đai trong tương lai; sở thích và ưu tiên của người tiêu dùng. Do đặc thù riêng của hàng hoá đất đai, cung về đất đai trước hết phụ thuộc và quỹ đất tự nhiên của từng địa phương và cơ cấu các loại đất trong quỹ đất tự nhiên này. Ngoài ra, cung của hàng hoá này còn phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước. Nhà nước có thể thay đổi cơ cấu các loại đất trong quỹ đất tự nhiên bằng việc thay đổi quy hoạch về sử dụng đất đai. Nói một cách khác, cung của mỗi loại đất ở các địa phương có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ theo chính sách quy hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nếu loại trừ việc phù sa bồi lắng hoặc sụt lở đất, tổng quỹ đất tự nhiên của từng địa phương hay của một quốc gia nói chung có thể nói là một đại lượng không đổi, hay tổng cung về đất đai có thể coi là một đại lượng không đổi. Vì vậy, nếu đất đai là đồng nhất, giá cả của nói chỉ còn phụ thuộc vào cầu. Tuy nhiên, trong thực tế các loại đất có thể chuyển hoá cho nhau và vì vậy, cung về từng loại đất cũng

có biến động và vì vậy giá cả của từng loại đất cụ thể phụ thuộc cả vào cung và cầu của loại đất đó. Một diện tích đất nông nghiệp trước đây có thể trở thành đất ở, đất đô thị hoặc đất dùng cho sản xuất công nghiệp khi được chuyển mục đích sử dụng. Tương tự, một diện tích đất rừng nào đó cũng có thể trở thành đất sản xuất nông nghiệp nếu diện tích đó được chuyển đổi. Trong các trường hợp này, mặc dù tổng cung của đất đai là cố định, cung về đất ở, đất đô thị (đối với trường hợp thứ nhất) và đất nông nghiệp (đối với trường hợp thứ hai) đã tăng lên.

Khi đất nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì xuất hiện nhu cầu hợp tác sản xuất, kinh doanh rất lớn trong các thành phần kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài, với các thành phần kinh tế với nhau. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân người Việt Nam trong hợp tác sản xuất, kinh doanh là một giải pháp cơ bản nhằm giải quyết nhu cầu về vốn, trong điều kiện thực tế của hầu hết các thành phần này bị hạn chế về khả năng tài chính, eo hẹp về nguồn vốn. Tuy nhiên, giống như bất cứ một tài sản nào khác khi đem góp vốn, đất đai cũng phải xác định giá trị để tính toán cụ thể lượng vốn góp của mỗi bên khi hợp tác sản xuất, kinh doanh [25].

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 48)