Các trƣờng hợp chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 44)

Khi Luật Đất đai chính thức quy định cho người sử dụng đất có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện hợp tác sản xuất, kinh doanh thì số lượng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền này ngày càng nhiều và đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, góp phần vào việc tăng GDP của đất nước trong những năm qua. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong các trường hợp mà pháp luật quy định cũng bị chấm dứt như sau:

- Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Trên thực tế nhu cầu hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các bên có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian dài hay ngắn khác nhau. Điều này phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của

bản thân các doanh nghiệp nên khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, các bên có thể thoản thuận về thời hạn góp vốn;

- Do một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn: Như đã đề cập ở phần trên, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thực chất là quan hệ hợp đồng, do đó pháp luật đề cao sự thỏa thuận của các bên. Vì vậy, khi một bên hoặc cả hai bên muốn chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử đất thì việc góp vốn này đương nhiên chấm dứt. Riêng đối với trường hợp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì việc chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu vốn pháp định, cũng như tỷ lệ vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh;

- Bị thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003; - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác liên doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể; cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết, bị tuyên bố là mất tích, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân thực hiện; pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện (khoản 2 Điều 131 Luật Đất đai năm 2003).

Như vậy, cùng với việc ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất, Nhà nước còn rất quan tâm tới việc xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho người sử dụng đất thực hiện quyền năng của mình một cách đơn giản và nhanh chóng. Bên cạnh những quy định về quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì pháp luật cũng đề cập đến các trường hợp chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhằm xử lý quyền sử dụng đất khi các chủ thể kinh doanh chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)