Nguyên nhân đạt được những kết quả trên

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 54)

Thứ nhất, thuế GTGT là một sắc thuế mới tiến bộ và có tính khoa học

rất cao, việc áp dụng vào thực tế Việt Nam là hoàn toàn hợp lý với yêu cầu của phát triển và hội nhập.

47

Thứ hai, pháp luật thuế GTGT luôn được bổ sung, chỉnh lý kịp thời phù

hợp với thực tiễn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng SXKD.

Thứ ba, các đối tượng trong nền kinh tế đã dần nâng cao những hiểu

biết đầy đủ, sâu sắc hơn về thuế GTGT và pháp luật thuế GTGT.

Thứ tư, cơ quan thuế đã áp dụng một số biện pháp quản lý thuế GTGT

có hiệu quả. Cụ thể:

- Áp dụng một số biện pháp quản lý thuế GTGT đầu ra:

+ Kiểm tra hoá đơn bán hàng của đơn vị, việc áp dụng thuế suất và tính thuế GTGT đầu ra có chính xác hay không, đồng thời kiểm tra đối chiếu số liệu giữa hoá đơn bán hàng với bảng kê khai hoá đơn, chứng từ hàng hóa bán ra; giữa bảng kê khai hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra với số liệu trên sổ sách kế toán (sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết doanh thu tiêu thụ)... của đơn vị đảm bảo nguyên tắc: doanh thu tính thuế trên tờ khai tính thuế GTGT và doanh thu trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra phải khớp đúng với doanh thu ở các tài khoản kế toán có liên quan (tài khoản doanh thu, tài khoản thu nhập tài chính khác); số liệu về thuế GTGT đầu ra trên bảng kê, tờ khai thuế GTGT phải khớp với số liệu hạch toán ở các tài khoản kế toán có liên quan (tài khoản thuế GTGT đầu ra, tài khoản doanh thu, thu nhập).

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa hoá đơn, chứng từ, tờ khai thuế và sổ sách kế toán của đơn vị; qua kiểm tra sẽ phát hiện được các trường hợp tính sai thuế, tính thiếu thuế, hạch toán doanh thu nhưng không kê khai thuế để làm giảm thuế GTGT đầu ra. Ngoài ra còn phải kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các sổ thành phẩm, hàng hoá, với các tài khoản thanh toán, công nợ, các tài khoản tiền gửi, tiền mặt... để phát hiện những trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không hạch toán doanh thu tính thuế, vừa làm giảm thuế GTGT phải nộp, vừa làm giảm thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

48

- Áp dụng một số biện pháp quản lý thuế GTGT đầu vào:

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ; giữa hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào và số liệu hạch toán trên sổ kế toán của đơn vị để phát hiện các trường hợp nhầm lẫn, một hoá đơn kê khai nhiều lần... Khi kiểm tra, đối chiếu cần lưu ý nguyên tắc: số liệu thuế GTGT ghi trên hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào phải khớp đúng với số liệu hạch toán trên tài khoản Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; đơn vị hạch toán thuế GTGT đầu vào phải đồng thời hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá mua vào trên các tài khoản nguyên liệu, vật liệu, tài khoản chi phí bán hàng, tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản chi phí sản xuất chung.

+ Kiểm tra hoá đơn, chứng từ; qua kiểm tra đã phát hiện được các trường hợp sử dụng các hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, việc sử dụng hàng hoá mua vào sai mục đích, không hạch toán chi phí mà chỉ kê khai để khấu trừ thuế nhằm gian lận tiền thuế.

+ Cơ quan thuế đã phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để có quy định chặt chẽ trong việc quản lý giá, niêm yết giá, chống chuyển giá, việc thanh toán qua Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 54)