Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 104)

- Bộ máy quản lý thuế là lực lượng quan trọng đảm bảo thực hiện pháp luật được áp dụng vào thực tiễn. Mỗi một quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống bộ máy quản lý thuế khác nhau phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và lịch sử khác nhau. Trên thế giới hiện nay có hai mô hình điều hành ngân sách nhà nước.

97

+ Mô hình thứ nhất là mô hình Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về thu chi ngân sách. Trong mô hình này cơ quan thuế là một tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế báo cáo công tác trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tài chính, mô hình này được áp dụng ở phần lớn các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thuỵ Điển, Malaysia…

+ Mô hình thứ hai là mô hình hội đồng các Bộ trưởng điều hành thu, chi ngân sách. Quản lý ngân sách được phân cho hai Bộ trưởng độc lập: Bộ trưởng Bộ thu ngân sách và Bộ trưởng Bộ chi ngân sách. Cơ quan thuế được tổ chức độc lập trực thuộc Chính phủ, mô hình này được áp dụng ở một số nước như: Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

- Bộ Tài chính với tư cách là chủ thể điều hành nền tài chính quốc gia, phải có khả năng tác động và điều hành thu chi ngân sách một cách kịp thời và có hiệu quả. Nếu bộ máy quản lý hành chính thuế được tổ chức độc lập không phụ thuộc vào Bộ Tài chính theo mô hình thứ hai thì Bộ trưởng Bộ Tài chính không trực tiếp điều hành được chính sách thu và chính sách chi ngân sách. Việc điều hành này phải thông qua Thủ tướng Chính phủ hay Hội đồng Bộ trưởng, vì thế không đảm bảo tính đúng đắn và kịp thời của các quyết định về chính sách tài chính của đất nước.

- Hiện nay, nước ta đang áp dụng mô hình thứ nhất. Cơ quan thuế được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan thuể trung ương (Tổng cục thuế) có quyền chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thuế đặt tại các địa phương. Quan hệ giữa cơ quan thuế địa phương với chính quyền đại phương là quan hệ phối hợp chứ không phải là quan hệ phụ thuộc. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Nhật, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc…

98

- Đối với bộ máy quản lý thuế ở địa phương thì đây cũng là vấn đề có tầm quan trọng trong công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế, góp phần nâng cao tính động viên người nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trước đây, mô hình các Cục thuế địa phương được tổ chức theo đối tượng nộp thuế hoặc theo sắc thuế. Loại mô hình này được tổ chức ở hầu hết các nước đang trong thời kỳ chuyển đổi. Đặc điểm của loại mô hình này là:

+ Các bộ phận hợp thành bộ máy được tổ chức theo đối tượng nộp thuế hoặc theo sắc thuế;

+ Được tổ chức gắn với các cấp chính quyền địa phương theo địa bàn hành chính và được tổ chức đến tận cơ sở thuế

+ Ngoài chức năng quản lý công tác thu thuế trên địa bàn còn giữ các chức năng khác như: kiểm soát toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn, phân bổ nguồn thu ngân sách cho chính quyền địa phương…

Tuy nhiên mô hình này có nhược điểm là:

+ Dễ tạo điều kiện cho cán bộ thuế có cơ hội sử dụng quyền lực để tham nhũng, gây phiền hà cho người nộp thuế.

+ Dẫn đến sự can thiệp trực tiếp của chính quyền địa phương vào công tác hành thu của ngành thuế, mà những can thiệp này thường làm giảm nguồn thu ngân sách trung ương, tăng nguồn thu của ngân sách địa phương;

+ Số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng dẫn đến số lượng biên chế ngành thuế ngày càng tăng và dễ bỏ sót đối tượng nộp thuế;

+Không thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý thu thuế, như áp dụng hệ thống quản lý thuế, hệ thống kê khai thuế qua mạng…bằng công nghệ tin học.

Sau nhiều năm áp dụng mô hình quản lý theo đối tượng nộp thuế, đến nay, nước ta đã chuyển sang mô hình bộ máy quản lý thuế theo chức năng. Theo mô hình này thì cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế được tổ chức theo

99

chức năng, quá trình tổ chức thu thuế được chia thành các giai đoạn, các chức năng riêng biệt, mỗi bộ phận của cơ quan thuế được phân công thực hiện một khâu trong công việc hoặc một chắc năng cụ thể trong quy trình đó. Mô hình này giúp:

- Tăng cường hiệu suất quản lý của cán bộ thuế, họ có điều kiện phát triền năng lực chuyên môn, đi sâu nghiên cứu thực hiện một chức năng nhất định trong quy trình quản lý thu thuế. Giảm lượng cán bộ so với mô hình cũ.

- Tạo ra một hệ thống kiểm tra chéo trong nội bộ tổ chức cơ quan thuế, tránh được các hiện tượng tiêu cực do khép kín quy trình quản lý thue thuế trong một hoặc một nhóm cán bộ thuế và tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế.

- Cho phép áp dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý thu thuế, nâng cao trình độ công tác quản lý thu thuế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất đạo đức, đủ năng lực trình độ chấp hành đúng chức trách, nhiệm vụ, thực hiện tốt mười điều cần xây, mười điều cần chống của ngành thuế, tuân thủ pháp luật.

Thực hiện phân công nhiệm vụ các Phòng thuộc Cục thuế, các Đội thuộc Chi cục Thuế rõ ràng, không chồng chéo hoặc bỏ xót nhiệm vụ. Thực hiện công tác phối hợp thực hiện đối với những việc có tính chất liên đới trong quá trình hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, thanh tra thuế, kiểm tra thuế của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)