Hệ thống văn bản pháp luật thuế giá trị gia tăng phức tạp và trồng

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 80)

trồng chéo.

Hệ thống Pháp luật thuế GTGT hiện nay chủ yếu bao gồm: Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 03/6/2008, Nghị định số 123/2008/NĐ-CP, Nghị định số 121/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 123/2008/NĐ-CP. Thông tư số 06/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 11/01/2012 thay thế Thông tư số 129/2008/TT-BTC và Thông tư số 112/2009/TT-BTC và một phần Thông tư số 94/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Như vậy, từ năm 2008 đến năm 2012 Chính phủ đã sửa đổi Nghị định một lần, Bộ Tài chính đã có tới hai lần sửa đổi Thông tư, trong đó Thông tư số 06/2012/TT-BTC thay thế hoàn toàn hai thông tư trước đó đã cho thấy chính sách pháp luật thuế GTGT có sự thay đổi rất nhanh và không ổn định. Bên cạnh đó, các quy định về thuế GTGT còn chịu ảnh hưởng của Luật có giá trị pháp lý cao hơn là Luật Hiến pháp năm 1992, các luật có giá trị pháp lý tương đương như Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12, Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13; các quyết định của Quốc hội, Chính phủ về gia hạn thuế GTGT; Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế…Do vậy, có quá nhiều văn bản Luật cùng quy định hoặc có liên quan đến thuế GTGT dẫn tới việc khó xác định được căn cứ pháp lý để thi hành luật, hoặc nội dung của văn bản pháp lý này chỉ bị vô hiệu một phần, còn quy định bị vô hiệu lại được sửa đổi, bổ sung ở một văn bản pháp lý khác rõ ràng đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, chưa tạo thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật thuế GTGT. Ví dụ, quy định về hoàn thuế của pháp luật thuế GTGT hiện nay còn tồn tại việc mở rộng quy định của Thông tư so với Luật. Luật Thuế GTGT quy định 4 trường hợp hoàn thuế

73

nhưng Thông tư 06/2012/TT-BTC thêm vào một số trường hợp như: hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. Việc bổ sung thêm các trường hợp hoàn thuế này là trái thẩm quyền vì thông tư chỉ được hướng dẫn nghị định chứ tuyệt đối không được mở rộng diện hoàn thuế. Đây cũng là biểu hiện của hiện tượng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT ngày càng xa bản thân Luật Thuế GTGT, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận trong hoàn thuế.

Ngoài ra, các văn bản dưới luật như Công văn của Bộ Tài chính, Công văn của Tổng cục Thuế, Công văn liên ngành… hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT, các Nghị định và Thông tư với số lượng rất lớn, thường xuyên thay đổi ngày càng xa bản thân Luật thuế GTGT, làm biến dạng Luật thuế GTGT gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách pháp luật, ví dụ như: Công văn số 3147/TCT-KK ngày 24/9/2013 của Tổng cục thuế yêu cầu không thực hiện hoàn thuế đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa đề nghị hoàn thuế trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết đối với hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 80)