Về phía người nộp thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 49)

Tuân thủ pháp luật về thuế GTGT và Luật quản lý thuế như: mở sổ sách kế toán để theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, quản lý sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có chứng từ, hoá đơn và thanh toán theo đúng quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn một số NNT chưa nắm được chính sách thuế nên chưa xác định được doanh thu chịu thuế, dẫn tới khai sai, khai thiếu thuế, trốn thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp…ảnh hưởng tới số tiền thuế phải nộp.

Tổng số tờ khai phải nộp năm 2012 là: 44.465 tờ, trong đó: - Số tờ khai đã nộp: 42.707 tờ, đạt tỷ lệ 96% số tờ khai phải nộp Số TK nộp đúng thời hạn: 41.150 tờ, đạt 96% số tờ khai đã nộp - Số tờ khai không nộp: 1.758 tờ, chiếm tỷ lệ 4%

- Số tờ khai lỗi: 501 tờ, chiếm tỷ lệ 1%

Qua đó, góp phần động viên tiền thuế của NNT vào NSNN đầy đủ, đúng thời gian quy định.

Bảng số 2.1: Số lượng người nộp thuế trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 -2012

ĐVT: đối tượng

STT Năm Tổng số Cộng Doanh nghiệp CP TNHH DNTN KD Hộ ĐTNN Khác

1 N. 2008 39.548 3.429 1.151 1.639 639 33.628 19 2.021 2 N. 2009 56.328 4.146 1.390 2.065 691 37.945 19 13.765 3 N. 2010 65.718 4.770 1.599 2.423 748 46.204 19 14.272 4 N. 2011 75.363 5.413 1.798 2.818 797 51.623 26 17.839 5 N. 2012 84.290 5.860 1.926 3.112 822 54.447 28 23.480

42

Trong những năm qua, số lượng NNT luôn biến động, trong đó: từ năm 2008-2012 thì số lượng công ty cổ phần tăng 67%, công ty TNHH tăng 90%, DNTN tăng 29%, DN đầu tư nước ngoài tăng 47% và khu vực NNT là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tăng 62%. Tổng chung tăng 113%. Như vậy, số lượng NNT năm 2012 tăng hơn 2 lần so với năm 2008. (Bảng số 2.1)

Đặc điểm người nộp thuế trên địa bàn:

- Số lượng NNT là hộ, cá nhân kinh doanh chiếm số lượng lớn so với tổng số NNT trên địa bàn. Khu vực doanh nghiệp đóng góp đáng kể vào số thu NNSN qua thuế GTGT nhưng chủ yếu vẫn là quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Trong đó, số nộp tập trung chủ yếu ở một số ngành như xây dựng và sản xuất dệt may. Khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm số lượng nhỏ chủ yếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất dệt may, gia công hàng may mặc xuất khẩu, nhưng việc sô nộp thuế GTGT phát sinh không cao (có dấu hiệu của việc chuyển giá), chủ yếu gia công hàng hóa nên giá trị gia tăng thấp.

- Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện chế độ kê khai khấu trừ thuế, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hóa đơn, chứng từ. Doanh nghiệp chủ yếu thường sử dụng hóa đơn đặt in. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng xuất hóa đơn chậm, xuất hóa đơn khống, gian lận trong việc lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ để lợi dụng trốn thuế.

- Do quy mô doanh nghiệp nhỏ, chưa nắm vững kiến thức về kế toán, kê khai thuế nên thường xuyên kê khai nộp thuế không chính xác, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, trong đó có thể kể tới một số lỗi thường gặp như: kê khai, khấu trừ hóa đơn trên 20 triệu đồng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, xuất hóa đơn muộn so với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản, xác định nhầm thuế suất.

43

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)