- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
Hoàn thiện hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất
Không chỉ công ty cổ phần may Hưng Việt mà đối với các công ty khác cũng vậy đều xuất hiện những khoảng thời gian sản xuất bị gián đoạn vì một nguyên nhân nào đó có kế hoạch hay không nhưng vẫn phải chi ra những chi phí để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng... Có những khoản chi phí công ty có thể dự đoán trước được và có những khoản không lường trước được. Do đó, công ty cần chia ngừng sản xuất làm hai loại: ngừng sản xuất trong kế hoạch và ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. Ngừng sản xuất trong kế hoạch là thời gian ngừng việc đã có kế hoạch trước như thời gian ngừng việc thời vụ, sửa chữa lớn TSCĐ... Chi phí chi ra trong thời kỳ này gọi là thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch. Ngừng sản xuất khác là ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch hoạ, đình công...) mà công ty không thể lường trước được chi phí bỏ ra trong thời gian này là thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch.
Đối với ngừng sản xuất theo kế hoạch: Để bảo dưỡng máy móc thiết bị, do nguyên vật liệu chưa về, do tính thời vụ của ngành may, mất điện,…. Các chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm. Để tránh gây biến động quá lớn tới giá thành sản phẩm, thì công ty nên trích trước thiệt hại ngừng sản xuất vào chi phí:
Trích trước chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch: Nợ TK 627 - Chi phí ngừng sản xuất trich trước
Chi phí thực tế ngừng sản xuất trong kế hoạch phát sinh: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334, 338, 152, 214, 111...
Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch như thiếu nguyên vật liệu đầu vào, công nhân đình công, mất điện đột xuất, máy móc hỏng đột xuất…Các chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm. Để tránh gây biến động quá lớn tới giá thành sản phẩm, thì công ty nên phân bổ dần các khoản chi phí đó. Đối với các khoản thiệt hại có thể quy trách nhiệm cho các đối tượng liên quan thì công ty nên đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng, bồi thường hoặc kiểm điểm rút kinh nghiệm…
Phương pháp kế toán:
Chi phí thực tế phát sinh về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch như thiếu nguyên vật liệu đầu vào, máy móc hỏng đột xuất…
Nợ TK 142
Có TK 334, 338, 152, 111... Các khoản bồi thường thiệt hại (nếu có);
Nợ TK 334, 1388 – Trừ vào lương, phải thu chưa thu được Có TK 142
Thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch được tính vào chi phí khác: Nợ TK 811
Có TK 142
Nếu khoản chi phí này nhỏ thì các chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất được hạch toán ngay vào chi phí khác
Nợ TK 811- chi phí khác
Có TK 334,338,152,111…
* Đối với việc phân bổ chi phí không tách được cho mỗi mã hàng của từng đơn hàng
Như đã nêu ở trên, chi phí đó là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, chúng ta nên phân bổ lại theo trị giá gia công của mỗi mã hàng theo từng đơn hàng vì nội dung hoàn thiện phải đảm bảo sự hài hòa giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được.
Như vậy, việc phân bổ theo phương pháp này đảm bảo tính chính xác hơn trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
* Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Cần xử lý phần chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với nguyên vật liệu trực tiếp trong điều kiện công suất bình thường, vì tay nghề công nhân không đồng đều nên trong quá trình sản xuất thường xuất hiện nhiều sản phẩm hỏng và làm lãng phí nguyên vật liệu, kế toán ghi sổ theo bút toán ;
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo công suất bình thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán( phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức công suất bình thường)
Có TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh)
* Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty cần phải tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất tránh tình trạng công nhân nghỉ ồ ạt không đạt được năng suất theo yêu cầu và chi phí lương phân bổ cho từng loại sản phẩm biến động lớn.
Công ty cần xử lý phần chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế với chi phí nhân công trực tiếp trong điều kiện công suất bình thường, vì đối với công ty do đặc thù của ngành may đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo, hơn nữa do tay nghề của công nhân mà sản phẩm hỏng của công ty tương đối nhiều nên có những đơn hàng công nhân phải làm thêm giờ để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ. kế toán ghi sổ theo bút toán ;
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( phần chi phí nhân công trực tiếp theo công suất bình thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán( phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức công suất bình thường)
Có TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp (Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh)
* Về kế toán chi phí sản xuất chung
- Công ty cổ phần may Hưng Việt cần chia chi phí sản xuất chung thành hai loại là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, từ đó phân tích biến động của loại chi phí này và đưa phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất chung một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. . .
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường; Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định công ty cần phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh;
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định công ty cần phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi công ty cần theo dõi xem phân xưởng nào tiết kiệm , phân xưởng nào chưa từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý.
- Về việc phân bổ công cụ, dụng cụ có giá trị lớn
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng cách phân bổ 1 lần với tất cả các loại công cụ, dụng cụ. Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ gây ra biến động chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá thành. Để tránh sự biến động chi phí các doanh nghiệp nên phân biệt công cụ giá trị nhỏ và công cụ có giá trị lớn. Đối với bộ phận công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều, dùng với mục đích thay thế bổ sung một phần công cụ, dụng cụ cho sản xuất thì tiến hành phân bổ một lần như hiện nay. Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì phân bổ nhiều lần.
Khi xuất công cụ dụng cụ căn cứ vào giá thực tế xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 142 - đối với loại phân bổ trong 1 niên độ kế toán Nợ TK 242 - đối với loại phân bổ trong nhiều niên độ kế toán.
Có TK 153 - giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng.
Căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình sử dụng để xác định số lần phải phân bổ và mức chi phí phân bổ mỗi lần cho từng loại công cụ dụng cụ. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi lần có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm dịch vụ mà công cụ dụng cụ tham gia sản xuất kinh doanh. Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí của từng kỳ hạch toán kế toán ghi.
Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 242, 142
Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo qui định kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí quản lý theo công thức:
(4.1)
Nguồn: [5, tr 60]
Kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Giá trị phế liệu thu hồi nếu có.
Nợ TK 138, 334, 111… - số tiền bồi thường vật chất phải thu hồi Nợ TK 627, 641,642 - Giá trị CCDC phân bổ lần cuối vào chi phí
Có TK 242, 142: giá trị còn lại
- Xử lý phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung trong điều kiện công suất bình thường, kế toán ghi sổ theo bút toán ;
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( phần chi phí sản xuất chung theo công suất bình thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán( phần chi phí sản xuất chung vượt trên mức công suất bình thường)
Có TK 627 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh) Giá trị CCDC phân bổ lần cuối Giá trị CCDC bị hỏng Số kỳ phân bổ Khoản bồi thường vật chất (nếu có)
= - liệu thu hồi Giá trị phế
(nếu có)