Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt (Trang 72)

- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất

sản phẩm còn chưa phù hợp theo chế độ kế toán tài chính hiện hành, thực hiện đầy đủ mọi nguyên tắc kế toán tài chính, đảm bảo các thông tin chi phí do kế toán cung cấp cho các đối tượng quan tâm là hoàn toàn chính xác.

Thứ tám: Tuân thủ nguyên tắc về tổng hợp chi phí trên cơ sở bám sát đặc thù sản xuất của công ty. Cụ thể, xác định rõ nội dung từng khoản mục chi phí từ đó xác định đúng từng yếu tố cấu thành nên chi phí.

4.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính GTSP tại công tycổ phần may Hưng Việt cổ phần may Hưng Việt

* Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sảnxuất xuất

Đối với công ty cổ phần may Hưng Việt nói riêng và các công ty khác nói chung thì thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi. Các khoản thiệt hại này có thể là do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, gây ra tổn thất làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các khoản thiệt hại này phải được hạch toán đúng và đủ để đảm bảo giá thành của công ty không tăng lên quá cao làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.

Trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty trong phạm vi phân xưởng sản xuất, thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại ngừng sản xuất và thiệt hại sản phẩm hỏng. Những khoản thiệt hại này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Đối với sản phẩm hỏng

Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất của ngành may nói riêng việc xuất hiện sản phẩm hỏng là không tránh khỏi. Đối với ngành may đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo, do đó tay nghề của người thợ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Đối với công ty cổ phần may Hưng Việt hàng tháng có rất nhiều công nhân bỏ việc và cũng có rất nhiều công nhân mới vào làm việc và tay nghề thường không đồng đều và không cao nên

trong quá trình sản xuất thì sản phẩm lỗi rất nhiều do đó nó ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của công ty.

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Tuỳ theo mức độ hỏng khác nhau mà công ty nên chia sản phẩm hỏng chia thành hai loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.

Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế (chi phí sửa chữa nhỏ hơn chi phí sản xuất sản phẩm cùng loại).

Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.

Cả hai loại trên công ty nên chia tiếp thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý hợp lý. Sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm hỏng mà công ty dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất; đây là những sản phẩm hỏng được xem là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất.

Phần chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sản phẩm hỏng sửa chữa được trong định mức được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm chịu.

Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của công ty do các nguyên nhân khác như: máy móc hỏng, hoả hoạn... Chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức bao gồm trị giá sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được không được chấp nhận. Do đó, các khoản chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất của chính phẩm.

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Hưng Việt chủ yếu là gia công hàng xuất nên khách hàng chỉ nhận sản phẩm theo đúng như hợp đồng gia công đã ký giữa hai bên mà không chấp nhận sản phẩm hỏng mặc dù đã được sửa chữa.Thế

nên, Công ty cổ phần may Hưng Việt cần xây dựng một hệ thống định mức về sản phẩm hỏng cho từng bộ phận tùy theo đặc thù riêng của từng bộ phận sản xuât. Hệ thống định mức này có thể được xây dựng dựa trên quy định về giá trị sản phẩm hỏng quy định cho mỗi công nhân. Căn cứ vào hệ thống định mức này, xác định biện pháp xử lý và quy trách nhiệm cho các đối tượng liên quan, xử phạt hay rút kinh nghiệm đối với các sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với những sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế thì công ty nên xử lý bằng cách bán trong nội bộ hoặc bán ra thị trường.

Phương pháp kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng. + Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức. + Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức.

Thiệt hai sản phẩm hỏng ngoài định mức bao gồm trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (sau khi trừ đi phế liệu thu hồi và bồi thường của những người gây ra sản phẩm hỏng.

Tập hợp các khoản thiệt hại:

Nợ TK 138 (1381) – Thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức

Có TK 154, 155,157,632 – Giá thành sản phẩm hỏng không sửa chữa được chờ xử lý

Có TK 152, 334, 338, 214…chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được

Xử lý giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức:

Nếu sản phẩm hỏng là do nguyên nhân chủ quan: do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân thì quy trách nhiệm cho công nhân sản xuất ra sản phẩm hỏng đó

Nợ TK 1527, 138 (1388), 334, 111… – Thu nhập kho vật liệu, trừ vào lương, phải thu bồi thường

Có TK 138 (1381) Thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức

Nếu sản phẩm hỏng là do nguyên nhân khách quan: máy móc hỏng, thiên tai, hỏa hoạn… chi phí sản xuất sản phẩm hỏng được tính vào giá vốn hàng bán

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 138(1381) thiệt hại vầ sản phẩm hỏng ngoài định mức

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt (Trang 72)