- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
2.4.1 Kế toán Mỹ
Hệ thống kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị kết hợp cùng một bộ máy kế toán.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị sử dụng cùng một hệ thống tài khoản, trong đó kế toán tài chính sử dụng các tài khoản tổng hợp còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết.
Theo kế toán Mỹ, chi phí phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hóa, dịch vụ.Chi phí được chia thành 2 loại: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng.
Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh ngoài phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí tiếp thị và chi phí quản lý chung.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu đo lường các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm chia làm hai loại gồm: giá thành sản phẩm (hay giá phí sản xuất) và giá thành (hay giá phí) chung cho kỳ kế toán.
* Giá thành sản phẩm: là các chi phí liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm. * Giá thành chung cho kỳ kế toán: là các giá phí liên quan các hoạt động chung cho một kỳ kế toán. Như vậy, giá thành chung bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất, kế toán Mỹ hạch toán các khoản nguyên vật liệu hay nhân công trực tiếp thẳng vào chi phí kinh doanh dở dang.
Riêng đối với chi phí sản xuất chung thì không hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mà được tập hợp riêng, hạch toán và phân bổ tương tự như đối với kế toán Việt Nam.
Kế toán Mỹ thường hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ ít được sử dụng.