KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GTSP TRÊN GÓC ĐỘ KẾ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt (Trang 67)

- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GTSP TRÊN GÓC ĐỘ KẾ

THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GTSP TRÊN GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG VIỆT

4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán CPSX và tính GTSP tại công ty cổphần may Hưng Việt phần may Hưng Việt

4.1.1 Kết quả đạt được

Nhìn chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán tại công ty cổ phần may Hưng Việt nói chung đã thực hiện đúng quy định, cụ thể:

Thứ nhất: Về việc tuân thủ các luật, chế độ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán

Về cơ bản, Luật Kế toán, chế độ kế toán , nguyên tắc, chuẩn mực kế toán của Nhà nước được doanh nghiệp chấp hành tương đối nghiêm chỉnh.

Về công tác tổ chức ghi chép ban đầu: Công ty đã xây dựng và áp dụng một hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán liên quan đến kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm khá đầy đủ và hợp lý theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước. Do đó để đảm bảo việc thu thập một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác số liệu ban đầu phục vụ cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác luân chuyển chứng từ được tổ chức tương đối khoa học.

Thứ hai: Công ty có đội ngũ kế toán có kinh nghiệm và trình độ cao do đó công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được thực hiện một cách khoa học và tương đối chính xác

Thứ ba: Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên cho phép công ty có thể kiểm soát được từng lần nhập, xuất nguyên vật liệu, hạn chế tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí. Phản ánh được thường xuyên, kịp thời tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho phép tính đúng và đủ chi phí sản xuất cho từng mã hàng của từng đơn đặt hàng cụ thể. Giúp cho nhà quản trị của công ty nắm bắt được tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu một cách chính xác từ đó có quyết định đúng đắn, kịp thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Thứ tư: Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với trả lương theo sản phẩm đã gắn kết lợi ích của người lao động với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và thúc đẩy người lao động hăng say làm việc hơn.

Thứ năm:Đối với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn hàng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn hàng là tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

4.1.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất: Đối với hạch toán sản phẩm hỏng và hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất

Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khoản thiệt hại này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan, gây ra những tổn thất làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các khoản thiệt hại này cần được hạch toán đúng và đủ để đảm bảo các chỉ tiêu tính giá thành có độ chính xác cao. Tuy nhiên, hiện tại công ty không tổ chức và theo dõi giá trị sản phẩm hỏng, thiệt hại do ngừng sản xuất mà tất cả các chi phí cho sản phẩm hỏng đều được tính cho sản phầm hoàn thành.

Thứ hai: Về việc phân bổ chi phí không tách được cho mỗi mã hàng của từng đơn hàng

Hiện nay công ty cổ phần may Hưng Việt đang áp dụng phương pháp phân bổ chi phí không tách được cho mỗi mã hàng của từng đơn đặt hàng,cụ thể là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí nhân công trực tiếp thì tập hợp chung cho tất cả các đơn hàng, còn chi phí sản xuất chung thi tập hợp chung cho toàn công ty. Đến cuối tháng thì kế toán tiến hành phân bổ hai loại chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là một hạn chế của công tác phân bổ chi phí không tách được cho mỗi mã hàng của từng đơn đặt hàng vì trong tổng chi phí sản xuất, do đặc thù của ngành may mặc nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Chính vì vậy, việc phân bổ chi phí không tách được cho mỗi mã hàng của từng đơn đặt hàng không được phản ánh một cách đầy đủ, từ đó dẫn đến sự thiếu chính xác trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Vấn đế xử lý chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế và nguyên vật liệu trong điều kiện công suất bình thường chưa được tiến hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính.

Thứ tư: Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán chưa bóc tách và hạch toán phần chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh và chi phí nhân công trực tiếp trong điều kiện công xuất bình thường theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính.

Thứ năm: Về kế toán chi phí sản xuất chung

Các chi phi sản xuất chung phát sinh trong công ty chỉ được kế toán tập hợp và phân bổ chứ chưa phân biệt các chi phí sản xuất chung cố định và các chi phí sản xuất chung biến đổi . Chính vì vậy chưa phân tích được biến động của loại chi phí này như thế nào. Do đó nhà quản trị công ty chưa đưa ra được phương pháp giảm chi phí sản xuất chung một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm.

Đối với chi phí công cụ dụng cụ: được sử dụng nhiều kỳ do đó phải được phân bổ cho nhiều kỳ kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp đang áp dụng cách phân bổ 1 lần với tất cả các loại công cụ, dụng cụ, gây ra biến động chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá thành sản phẩm

Thứ sáu: Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Do đặc điểm của ngành sản xuất dệt may nên kỳ tính giá thành thường được các công ty nói chung và công ty cổ phần may Hưng Việt nói riêng áp dụng là kỳ sản xuất đơn đặt hàng, còn kỳ tập hợp chi phí sản xuất là kỳ tháng. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các đơn đặt hàng chưa hoàn thành. Đến cuối kỳ đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp cho đơn đặt hàng đó tính đến thời điểm cuối kỳ là sản phẩm dở dang cuối kỳ của đơn đặt hàng đó. Hiện nay công ty cổ phần may Hưng Việt áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là một hạn chế của công tác đánh giá sản phẩm dở dang vì tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất là nhỏ. Do đó, việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này sẽ dẫn đến việc chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được phản ánh không đầy đủ, từ đó dẫn đên sự thiểu hụt chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

4.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán CPSX và tính GTSP trên góc độkế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt

Mục tiêu phát triển của ngành may nói chung và của công ty cổ phần may Hưng Việt nói riêng là hướng ra xuất khẩu và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn góp phần giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở tiềm lực có sẵn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì công ty phải tổ chức hoạt động với hiệu quả cao nhất cho mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó biện pháp mà các công ty nói chung và công ty cổ phần may Hưng Việt nói riêng thường áp dụng là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Do đó để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt phải đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sau:

4.2.1 Các yêu cầu cơ bản

Thứ nhất: Tuân thủ cơ chế quản lý tài chính

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung cơ bản của hạch toán kế toán. Việc hạch toán phải tuân thủ đúng đúng chế độ, chính sách kế toán tài chính hiện hành nhằm đảm bảo tính khách quan và trung thực của các thông tin được cung cấp.

Thứ hai: Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên mục tiêu phát triển của ngành dệt may nói chung và của công ty cổ phần may Hưng Việt nói riêng, phù hợp với đặc điểm trình độ quản lý, tính chất sản phẩm và điều kiện thực tế của công ty. Nội dung hoàn thiện phải có tính chọn lọc, dựa trên cơ sơ những nội dung đã có, xây dựng thêm những nội dung mới, không phá vỡ cơ cấu hiện tại

Thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, khả thi

Việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát, giảm thiểu chi phí, tránh xây dựng một hệ thống quá tốn kém. Các phương án đề xuất phải có khả năng áp dụng tại công ty phù hợp với điều kiện thực tế và có khả năng thích ứng trong tương lai, cung cấp thông tin một cách trug thực, kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty.

Thứ tư: Việc hoàn thiện phải kết hợp hài hòa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý theo hướng bổ trợ lẫn nhau, thống nhất với nhau về mặt nội dung thông tin.

Thứ năm: Tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải vận dụng các kinh nghiệm cũng như các phương pháp hạch toán kế toán của các nước phát triển, tuy nhiên phải đảm bảo sự kế thừa có chọn lọc sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Có như vậy sản phẩm của chúng ta mới đủ sức hoà nhập vào thị trường thế giới và tăng sức cạnh tranh trong nước.

Các yêu cầu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả cao nhất.

4.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán CPSX và tính GTSP trên góc độ kế toán tàichính tại công ty cổ phần may Hưng Việt chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt

Việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp có luật quy định khác.

Thứ hai: Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán của năm, trường hợp có sự thay đổi các quy định về phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

Thứ ba: Đơn vị phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Thứ tư: Thông tin số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải công khai theo quy định về nội dung công khai báo cáo tài chính của Luật kế toán.

Thứ năm: Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ thu chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán,

Thứ sáu: Tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt nam do Bộ Tài Chính ban hành. Việc ghi chép các nội dung kinh tế phải phù hợp với các yêu cầu cơ bản của các chế độ chính sách tài chính có liên quan, đảm bảo tính trung thực, khách quan của các thông tin cung cấp.

Trong quá trình hoàn thiện cần phải tuân thủ các điều khoản trong luật kế toán, các nghị định, thông tư của Chính Phủ, đồng thời phải đảm bảo tính phù hợp, tránh mâu thuẫn với các quy định của các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w