- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GTSP TRÊN GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG
3.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Hưng Việt
Việt
Sản phẩm may mặc là những sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ và phức tạp trong quá trình sản xuất. Do vậy, quy trình công nghệ của các doanh nghiệp may là quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Điều này
đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình sản xuất hợp lý để tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.
Thông thường, sản xuất sản phẩm may mặc gồm các bước chính sau:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến. Phòng mẫu và kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và dịch tài liệu sang tiếng Việt, tiến hành may thử sản phẩm và gửi cho khách hàng kiểm tra, nhận xét, góp ý và duyệt mẫu.
Bước 2: Sau khi khách hàng duyệt mẫu, sản phẩm mẫu được đưa xuống bộ phận sản xuất để sản xuất hàng loạt theo kế hoạch sản xuất về số lượng, thời gian giao hàng đã ký với khách hàng.
Bước 3: Sản phẩm sau khi hoàn thành nhập kho, đến thời hạn giao hàng đã ký kết, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo chỉ định của khách hàng.
Các sản phẩm may mặc được sản xuất đều trải qua 4 giai đoạn sau:
Cắt May Là Đóng gói, đóng thùng
Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguồn: [phòng kỹ thuật]
Công ty cổ phần may Hưng Việt chủ yếu là gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng của khách hàng, các sản phẩm may phục vụ nhu cầu tiêu dùng hầu như không có. Thông thường thì nguyên vật liệu là do bên gia công cung cấp nhưng công ty cổ phần may Hưng Việt chủ yếu gia công cho một số khách hàng quen như E-HW A CORPORATION, SUMISHO MONTBLANC CO.,LTD, SUMIKIN BUSSAN CORPORATION…nên khi khách hàng gửi tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu cho công ty thì công ty sẽ tìm nguồn nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu của khách hàng và gửi nguyên vật liệu mẫu sang cho khách hàng duyệt. Giá gia công mà công ty ký kết với khách hàng bao gồm giá thuê gia công và giá mua nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được chuyển đến bộ phận cắt dựa trên các phiếu yêu cầu nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất. Sau khi cắt, bán thành phẩm sẽ được chuyển đến các xưởng may, mỗi công nhân ở xưởng may sẽ đảm nhận may một bộ phận, một công đoạn của sản phẩm như may cổ, may tay, thân, áo, túi….rồi lắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang bộ phận KCS xưởng may để kiểm tra về điều kiện và chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận hoàn thiện để thực hiện các công việc tẩy, giặt. Thông thường, công việc tẩy, giặt sản phẩm được thuê ngoài. Sau đó sản phẩm chuyển sang bộ phận là và bộ phận KCS
hoàn thiện sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng sản phẩm trước khi chuyển sang đóng gói, đóng thùng. Sau khi đóng gói, đóng thùng, sản phẩm được nhập kho thành phẩm.
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may được thể hiện qua sơ đồ 3.3: Bước 1:
Bước 2:
Sơ đồ 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may Nguồn: [Phòng kỹ thuật công ty cổ phần may Hưng Việt]
Tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu nhận từ khách hàng Gửi cho khách hàng kiểm tra và duyệt mẫu Dịch vụ tẩy, giặt Bộ phận may mẫu sẽ cắt và may sản phẩm mẫu Phòng mẫu và bộ phận kỹ thuật dịch tài liệu, nghiên cứu và cắt mẫu giấy Kho vật tư Bộ phận cắt Phòng mẫu KCS bộ phận may Bộ phận may Là hơi sản phẩm Nhập kho thành phẩm KCS Hoàn thiện Đóng gói, đóng thùng Xuất hàng Mẫu cắt và kỹ
Mỗi giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất đều có những đặc trưng riêng và yêu cầu riêng, đòi hỏi trong mỗi công đoạn sản xuất đó phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và tuân theo quy tắc nhất định đã được xây dựng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu và thời gian giao hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết. Trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may thì sản phẩm của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau.
Với đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất như vậy, đòi hỏi công ty cổ phần may Hưng Việt phải tổ chức được bộ máy quản lý phù hợp và tổ chức kế toán hợp lý, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng riêng biệt và đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của mối đơn đặt hàng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được công ty áp dụng là phương pháp liên hợp giữa phương pháp tổng cộng chi phí và phương pháp tỷ lệ.