* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn nằm trong quá trình sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa thể sử dụng độc lập hoặc để bán ra theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Sở dĩ các doanh nghiệp phải kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là do trong toàn bộ các chi phí tập hợp được như CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC là bao gồm cả giá trị sản phẩm dở dang nhưng phần chi phí được tính vào giá thành sản phẩm lại không bao gồm giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do đó, giá thành sản phẩm có được tính đúng, tính đủ hay không phụ thuộc vào việc giá trị sản phẩm dở dang có được tính chính xác hay không. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng của các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm chịu, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm phần chi phí vật liệu chính xuất dùng để sản xuất sản phẩm. Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD = Số lượng SPDD cuối kỳ x Toàn bộ giá trị vật liệu (2.11) chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD cuối
kỳ
Nguồn: [5, tr 113]
Phương pháp trên có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít, nhưng độ chính xác không cao vì chỉ tính vào sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu chính. Do đó áp dụng phương pháp này trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
- Đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải được xác định theo số thực tế đã dùng.
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD
= Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi) x
Toàn bộ giá
trị vật liệu (2.12)
chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD
không quy đổi
Chi phí chế biến nằm trong SPDD =
Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm x
Tổng chi
phí chế (2.13)
biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD quy
đổi ra thành phẩm
Nguồn: [5, tr 114]
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả có độ chính xác cao nhưng khối lượng tính toán nhiều, tốn thời gian vì phải kiểm kê sản phẩm dở dang về số lượng và mức độ hoàn thành của chúng. Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở lớn, biến động nhiều và các khoản mục chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng ngang nhau trong tổng chi phí của một phân xưởng.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm mà chi phí chế biến có tỷ trọng thấp trong tổng chi phí. Thực chất, đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang = Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến (2.14) Nguồn: [5, tr 114]
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức hao phí sản xuất hợp lý và đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng những phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm...
Qua các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đã nêu ở trên cho thấy việc đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một nhân tố quyết định tính trung thực của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Bởi vì giữa giá trị sản phẩm dở dang và giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua công thức: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (2.15) Nguồn: [5, tr 89]
Mặt khác, việc đánh giá sản phẩm dở dang còn ảnh hưởng lớn tới quy mô hàng tồn kho trên báo cáo tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn cả sản phẩm dở dang, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp đều phải dự trữ hàng tồn kho.
Như vây, việc lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tính giá thành, quy mô hàng tồn kho và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt và lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và quy mô chỉ tiêu phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.