Kế toán CPSXC

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt (Trang 61)

- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

3.1.3.2.Chế độ và chính sách kế toán áp dụng

3.2.2.3 Kế toán CPSXC

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng

Chi phí sản xuất chung bao gồm: Tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định…Do trong sản xuất phát sinh một số sản phẩm không đạt yêu cầu, khi tiêu thụ bị khách hàng trả lại và khoản này được hạch toán vào khoản thiệt hại

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung

Hiện nay tại công ty cổ phần may Hưng Việt, khoản mục chi phí sản xuất chung không được tập hợp riêng cho từng phân xưởng mà được tập hợp chung toàn doanh nghiệp và phân bổ cho từng mã hàng. Nên khi xác định chi phí sản xuất chung cho từng mã hàng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công thức: CPSXC phân bổ cho từng mã hàng = CPNVLTT từng mã hàng x Tổng (3.4) CPSXC Tổng CPNVLTT tất cả các mã hàng

Nguồn: [Phòng kế toán công ty cổ phần may Hưng Việt]

Quá trình kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty:

- Đối với chi phí nhân viên phân xưởng:

Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương theo thời gian và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý phân xưởng.

Các khoản trích theo lương được công ty trích đúng theo quy định hiện hành.

Kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương và phản ánh lên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (phụ lục 3.6). Cuối tháng, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ căn cứ trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để tập hợp số liệu lên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (phụ lục số 3.11) -> ghi bảng kê số 4 (phụ lục số 3.14) -> ghi nhật ký chứng từ số 7 (Phụ lục số 3.15) -> phản ánh vào sổ cái TK 627(phụ lục số 3.13)..

- Đối với chi phí vật liệu:

Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung chủ yếu sử dụng vào việc cắt, may thử. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh lên Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Cuối tháng, căn cứ trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (phụ lục 3.4) -> Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (phụ lục số 3.11) -> Ghi bảng kê số 4 (Phụ lục số 3.14) -> ghi nhật ký chứng từ số 7 (phụ lục số 3.15)-> ghi sổ cái TK 627 (Phụ lục số 3.13).

- Đối với chi phí công cụ dụng cụ sản xuất:

Bao gồm kéo, phấn, thùng carton…dùng trong phân xưởng. Că cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu. Cuối tháng, căn cứ trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (Phụ lục số 3.4) -> Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (phụ lục số 3.11) -> Ghi bảng kê số 4 (Phụ lục số 3.14) -> ghi nhật ký chứng từ số 7 (phụ lục số 3.15)-> ghi sổ cái TK 627 (Phụ lục số 3.13).

- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ:

TSCĐ dùng trong các phân xưởng sản xuất của công ty bao gồm nhiều loại, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy, việc quản lý TSCĐ là vấn đề vô cùng cần thiết và phải được coi trọng. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần, đồng thời giá trị này được chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra. Để hình thành và đáp ứng nhu cầu sửa chữa, nâng cấp và đổi mới TSCĐ, công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ phần trăm quy định đối với từng loại TSCĐ theo thông tư số 203/2009/TT - BTC của Bộ Tài chính quy định về trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được sử dụng tại công ty là phương pháp đường thẳng. Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá của tài sản, số năm khấu hao, tỷ lệ khấu hao của từng máy móc thiết bị để tính khấu hao TSCĐ tháng cho từng máy móc thiết bị. Trên cơ sở đó, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Cuối tháng, căn cứ trên bảng tính và phân bổ khấu hao (Phụ lục 3.9) -> Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (phụ lục số 3.11) -> Ghi bảng kê số 4 (Phụ lục số 3.14) -> ghi nhật ký chứng từ số 7 (phụ lục số 3.15)-> ghi sổ cái TK 627 (Phụ lục số 3.13).

- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền:

Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí về điện, nước, điện thoại…chi phí khác bằng tiền như: chi phí tiếp khách, hội nghi… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng. Đối với các khoản chi phí này phát

sinh trong tháng được tập hợp trên tờ kê chi phí khác (Phụ lục số 3.10)-> Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (phụ lục số 3.11) -> Ghi bảng kê số 4 (Phụ lục số 3.14) -> ghi nhật ký chứng từ số 7 (phụ lục số 3.15)-> ghi sổ cái TK 627 (Phụ lục số 3.13).

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

Để hạch toán chi phí sản xuất chung theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006, kế toán công ty cổ phân may Hưng Việt sử dụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”. Quá trình tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung theo sơ đồ 3.9:

TK 334, 338 TK 627(DN) TK 154(mã hàng)

Chi phí nhân viên phân xưởng Kết chuyển và phân bổ CP NCTT cho từng mã hàng

TK 152, 153

Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất

TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 111, 112, 331…

Chi phí khác

Sơ đồ 3.9: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo PPKXTX Nguồn: [Phòng kế toán công ty cổ phần may Hưng Việt]

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Hưng Việt (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w