- Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GTSP TRÊN GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG
3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Hưng Việt
Đặc trưng của công ty cổ phần may Hưng Việt là sử dụng nhiều lao động, đa phần là lao động nữ nên cơ cấu bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: Ban giám đốc, các phòng chức năng, phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Hưng Việt Nguồn: [phòng tổ chức nhân sự, hành chính]
- Tổng giám đốc: người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty đồng thời điều hành hoạt động của bộ máy quản lý các phòng ban.
- Giám đốc sản xuất: phụ trách toàn bộ khối sản xuất của công ty
- Giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính của công ty, quản lý bộ phận kế toán và hành chính tại công ty
- Các phòng chức năng bao gồm:
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Tài chính, kế toán Tổ chức nhân sự,
hành chính Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Sản xuất Bộ phận mẫu Bộ phận kho Bộ phận khác Xưởng A Xưởng B Bộ phận cắt Bộ phận may Bộ phận KCS, hoàn thiện TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
+ Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về việc ký kết các hợp đồng với khách hàng, lập kế hoạch và mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, giao kế hoạch sản xuất cho bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàng theo đúng tiến độ đã ký kết và thỏa thuận với khách hàng. .
+ Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất hàng và nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
+ Phòng tổ chức nhân sự, hành chính: có trách nhiệm xây dựng các nội quy, quy chế hạch toán tiền lương, ngày giờ công lao động của công ty, xây dựng chế độ khuyến khích vật chất và làm các thủ tục hành chính.
+ Phòng tài chính kế toán: tổng hợp mọi thông tin liên quan đến tình hình tài chính của công ty, phân tích đánh giá tình hình tài chính và cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan, lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu.
+ Bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất trực tiếp theo kế hoạch sản xuất đã đề ra
* Phòng mẫu: trực thuộc quản lý của bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm về mẫu mã, màu sắc, kích cỡ của sản phẩm, xây dựng quy trình kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.
* Phòng cắt: chịu trách nhiệm cắt nguyên vật liệu theo mẫu đã duyệt
* Bộ phận may: bao gồm các xưởng may được chia theo từng loại hàng hoặc theo từng khách hàng, thực hiện các công đoạn may thành sản phẩm
* Bộ phận KCS, hoàn thiện: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản xuất, phát hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi … và thực hiện là, đóng gói các sản phẩm đạt yêu cầu.
* Bộ phận kho: thực hiện nhập kho nguyên vật liệu khi mua về và nhập kho thành phẩm sau khi đã kiểm tra và hoàn thiện.
* Bộ phận khác: bao gồm cơ khí, bảo dưỡng… chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống điện trong nhà máy được an toàn và ổn định, sửa chữa kịp thời các máy móc hỏng…