ĐẶC ĐIẺM KỸ NĂNG ĐƯA THUỐC QUA ÓNG THÔNG DẠDÀY CỦA ĐIÈU DƯỠNG

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân đặt ống thông dạ dày tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 53)

- Mức độ 4 (minor): tưomg tác làm hạn chế hiệu quả chữa bệnh được biểu hiện ở

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.2. ĐẶC ĐIẺM KỸ NĂNG ĐƯA THUỐC QUA ÓNG THÔNG DẠDÀY CỦA ĐIÈU DƯỠNG

ĐIÈU DƯỠNG

4.2.1. Cách thức xử lý thuốc trước khi đưa qua ống thông

Trong nghiên cứu của chúng tôi, một tỷ lệ lớn (40%) điều dưỡng nghiền chung tất cả các thuốc được kê cùng thời điểm, chỉ có 6 trưÒTig họp nghiền riêng (17,1%). Phần lớn điều dưỡng lại nghiền tùy thuộc vào từng thuốc, tuy nhiên chỉ có 2 trưòng hơp đưa ra ví dụ về Minocyclin nghiền riêng, Zentel và Plavix nghiền chung nhưng không có giải thích cụ thể khi được hỏi. Tỷ lệ nghiền chung trong nghiền cứu của Motar và các cộng sự trên đối tưọng điều dưỡng chiếm 51% và tới 91,1% trong điều tra của Heydrich trên tá viên điều dưỡng [25], [32]. Như vậy có thể thấy là lưu ý nghiền và đưa riêng từng thuốc qua ống thông tuy được khuyến cáo trong nhiều tài

liệu nhưng thực tế lại ít được thực hiện. Việc nghiền chung các thuốc được kê cùng thời điểm, ngoài nguy cơ xảy ra tương tác còn có khả năng dẫn đến tương kỵ thuốc. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm được cơ sở dữ liệu tra cứu hay tổng hợp về tưong kỵ trong trường hợp này, nên không thổng kê cũng như bàn luận cụ thể.

Với dạng bào chế đặc biệt, có tổng 85 lựa chọn (49,2%) là nghiền nhỏ các dạng thuốc này dựa trên những tình huống được đưa ra trong phiếu phỏng vấn. Tỷ lệ dạng bao tan trong ruột được nghiền so với tổng số những lựa chọn ở dạng này là 38/105 (36,2%), đối với dạng giải phóng có biến đổi con số này là 47/68 (69,1%). Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Charles và cộng sự; 14,7% điều dưỡng thường xuyên nghiền dạng bao tan trong ruột và 13,2% với dạng thuốc giải phóng biến đổi [43]. Có một sự không tương đồng giữa nhận thức và thực tế đưa thuốc qua ống thông. 75,3% số lượt lựa chọn của điều dưõng là không nên nghiền những dạng bào chế đặc biệt dựa trên biệt dược, nhưng có đến 49,2% lựa chọn nghiền với những tình huống được đưa ra trong phiếu phỏng vấn. Trong khoa Hồi Sức Tích Cực đã có danh sách các thuốc không nên nhai, nghiền, do đó tỷ lệ nhận thức đúng khá cao.

Thực tể trong tình huống kê đon thuốc có dạng bào chế đặc biệt thì chỉ có 15% lựa chọn của điều dưỡng là cách thức xử lý thích họp, 15,6% số lựa chọn báo cáo và hỏi ý kiến bác sỹ. cần chú ý rằng, cách xử lý thích hợp ở đây đều tồn tại ở dạng thuốc bao pelleưvi hạt tan trong ruột có thể đưa qua ổng thông mà không phải nghiền nhỏ pelleưvi hạt và đã được chú ý trong danh sách thuốc không nên nhai nghiền tại khoa (viên nén Nexium 40mg, viên nang Moprel 40mg). Như đã đề cập đến ở phần thực trạng kê đon liên quan đến dạng bào chế (mục 4.1.2.1), với dạng thuốc bao tan trong ruột bằng màng bao cả viên, có thể sử dụng dung môi phối hợp đặc biệt để hạn chế ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc do bị nghiền nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả khi sử dụng dung môi phối họp là natribicarbonat, nước ép cam, táo, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không có điều dưỡng nào đưa ra cách xử lý tương tự [46]. Và dung môi phối hợp hoặc pha loãng thuốc được điều dưỡng sử dụng hầu hết là nước với tỷ lệ 91,4%.

4.2.2. Thời điểm đưa thuốc qua ống thông

Trong tình huống kê đon những thuốc tương tác với thức ăn cùng thời điểm nuôi dưỡng thì nguy cơ xảy ra tương tác là rất cao (82,1%) do điều dưỡng lựa chọn đưa thuốc cùng hoặc ngay trước và sau khi đưa thức ăn. Khi có kiến thức nhất định, điều dưỡng có thể góp phần hạn chế nguy cơ xuất hiện tương tác bằng cách điều chỉnh thời gian đưa thức ăn hoặc có ý kiến phản hồi với bác sỹ. Do đó, có thể thấy rằng những tương tác này chưa được lưu ý nhiều. Nghiên cứu của Hanssens cho thấy trước khi có một khóa đào tạo ngắn có 49% điều dưỡng chưa có kiến thức tổng quát về tương tác giữa thuốc và thức ăn nuôi dưõTig đường ruột (ví dụ không đưa thuốc cùng với thức ăn, nên dừng nuôi dưỡng trước và sau khi đưa những thuốc đó. . tỷ lệ này giảm còn 12 % sau khóa đào tạo [23].

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân đặt ống thông dạ dày tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)