Các đề án, chương trình đào tạo quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 38)

Đối với một cơ sở đào tạo đại học, loại hình hợp tác quan trọng nhất chính là hợp tác vềđào tạo, cụ thể là việc xây dựng các chương trình, dự án đào tạo quốc tế.

Đây là loại hình hợp tác phổ biến nhất của các trường đại học Việt Nam với đối tác nước ngoài do những ý nghĩa mà nó mang lại. Thông qua việc trao đổi, đề xuất và quá trình soạn thảo, thực hiện các chương trình này, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên được tiếp cận với các phương pháp, công nghệ và thành quả giáo dục tiên tiến, với sự hỗ trợ về tài chính cùng mức chi phí ưu đãi. Đây còn là sự chuẩn bị cho tương lai khi nó giúp nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và sự chủđộng, tự lực của các cơ sở giáo dục Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện các chương trình đạt chuẩn quốc tế, tự tin đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp của các trường đại học đến từ nước ngoài.

Ở Trường Đại học GTVT, đây cũng là lĩnh vực hợp tác quốc tế chủ yếu luôn được chú trọng và đầu tư phát triển. Song song với các chương trình đào tạo thông thường bằng tiếng Việt, Nhà trường đã và đang tổ chức các chương trình đào tạo quốc tế bằng tiếng Anh, Pháp và Nga cho các chuyên ngành xây dựng cầu đường và cơ khí chuyên dùng, vật liệu và công nghệ,… Đây chính là một trong những điều kiện rất thuận lợi để kỹ sư tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở nước ngoài cũng như tham gia công tác trong môi trường làm việc quốc tế.

Các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường tập trung vào các chuyên ngành khoa học kỹ thuật đang phát triển ở Việt Nam, trong đó có chuyên ngành xây dựng công trình. Một số dự án điển hình đã được Nhà trường triển khai như: Dự án nâng cao trình độ giảng viên ngành tin học xây dựng (phối hợp với Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức), Dự án đào tạo chương trình tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông (phối hợp với Đại học Leeds – Anh quốc), Chương trình đào tạo kỹ sư công trình giao thông Việt-Nhật (phối hợp với Viện kỹ thuật Shimizu – Nhật Bản), Dự án đào tạo kỹ sư Cầu – Đường bằng tiếng Pháp (phối hợp với các trường đại học Pháp), Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Vật liệu nâng cao bằng tiếng Pháp…

Bảng 2.1 Một số dự án hợp tác quốc tế về đào tạo điển hình

của Trường Đại học GTVT giai đoạn 2003 – 20137

Các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo này được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và bằng các nguồn kinh phí khác nhau, có thể từ nguồn ngân sách nhà nước hay các tổ chức quốc tế, các cơ quan, đơn vị nước ngoài tài trợ (phụ lục 2). Các dự án/chương trình hợp tác đào tạo tại chỗ hàng năm thu hút gần 200 sinh viên vào học, là môi trường học tập tốt và thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp trong sinh viên. Có thể kểđến một số dự án nổi bật như sau:

Dự án “Phương pháp luận và các ứng dụng sư phạm trong đánh giá ảnh hưởng môi trường của các dự án xây dựng cầu và đường bộ, 1998-1999”, do Tổ chức Phát triển Quốc tế Canada tài trợ kinh phí bằng nguồn vốn ODA và Công ty Experco, Canada phối hợp với trường thực hiện. Dự án đã mở khoá đào tạo ngắn ngày và cấp chứng chỉ cho 53 học viên là giảng viên của Trường và cán bộ đang công tác tại các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ GTVT, đã soạn thảo và xuất bản 1000 cuốn giáo trình giảng dạy dùng cho giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực đánh giá tác động của môi trường trong các dự án xây dựng công trình giao thông. Trên cơ sởđó năm 2001 nhà trường đã thành lập bộ môn Công trình Giao thông Công chính và Môi trường.

Với mục tiêu tăng cường đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho trường, năm 2004, Nhà trường đã xây dựng “Dự án phối hợp đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn” hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức bằng nguồn kinh phí Nhà nước theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo nội dung chương trình, các NCS khi tham gia phải qua kỳ thi tuyển và phải đảm bảo các điều kiện về ngoại ngữ cũng như về chuyên môn theo qui định, sau đó học một năm trong nước và ba năm ởĐức để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ. Trường Đại học GTVT trực tiếp quản lý, theo dõi mọi hoạt động của dự án và liên hệ với đối tác tìm giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh. Tính đến hết năm 2009, Nhà trường đã cử 8 giảng viên đi học tại Đức. Hiện nay, 06 giảng viên đã hoàn thành chương trình học và quay về công tác tại Trường.

Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc cải tiến chương trình đào tạo theo hướng quốc tế hóa, thay đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ, hiện đại hóa phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên cả về chuyên môn và ngoại ngữ, đặc biệt là Anh ngữ, năm 2007 nhà trường đã xây dựng Dự án “Chương trình đào tạo tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông” hợp tác với Đại học Leeds, Anh quốc bằng nguồn kinh phí Nhà nước. Đây là chương trình hợp tác đào tạo thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho một số trường đại học. Hiện nay tổng số sinh viên theo học chương trình là 265 sinh viên, trong đó năm học 2012-2013 có 99 sinh viên của hai khóa 49 và 50 đã tốt nghiệp.

Thông qua các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo kể trên, hàng chục cán bộ, giảng viên và hàng trăm sinh viên của trường được cử đi đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài (phụ lục 6), đồng thời mở thêm một số chuyên ngành đào tạo mới như: chuyên ngành tự động hóa thiết kế cầu đường do dự án đào tạo tin học trong xây dựng mang lại; chuyên ngành xây dựng cảng hàng không; chuyên ngành tính toán thiết kế kết cấu xây dựng do dự án đào tạo chuyên ngành kết cấu xây dựng mang lại… Các dự án này cũng góp phần mở rộng quan hệ của Nhà trường với các đối tác cũng như lĩnh vực hợp tác, nâng cao năng lực đào tạo và chuyên môn cho Trường.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 38)