Đầu tiên, hội nhập quốc tế sâu rộng trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam đã tạo nền tảng cho sự phát triển hợp tác quốc tế trong ngành giáo dục – đào tạo, khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động và tích cực tham gia hoạt động này, trong đó có Trường Đại học GTVT. Trong quá trình quản lý, Nhà trường đã tận dụng, phát huy một cách hợp lý những cơ hội và điều kiện đó để nâng cao chất lượng cũng như số lượng các hoạt động, dự án hợp tác.
Thứ hai, về mặt quản lý, Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường đã coi trọng và có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động hợp tác quốc tế, thường xuyên kiểm tra, đề xuất và thực hiện quản lý hoạt động đối ngoại, từ việc lựa chọn đối tác, hình thức, nội dung hợp tác đến việc xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài, phát huy vai trò của các cá nhân và đơn vị quản lý; có sự nhạy bén, linh hoạt trong điều hành các hoạt động hợp tác quốc tế.
Thứ ba, các thành tích, kết quảđạt được có sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ, phòng ban chức năng có liên quan. Dưới sự chỉ đạo của Nhà trường, các đơn vị này đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, phát huy vai trò quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế. Các đơn vị chức năng như phòng Đối ngoại, Trung tâm ĐTQT, Trung tâm đào tạo kỹ năng bằng tiếng Pháp, Trung tâm đào tạo tiếng Anh,… đã thực hiện nghiêm túc các chức năng, nhiệm vụ được Nhà trường
giao phó. Phòng Đối ngoại đã chủđộng trong việc tìm kiếm đối tác, đàm phán hợp tác với các đối tác, tổ chức ký kết văn bản hợp tác và các hợp đồng phối hợp đào tạo, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển hoạt động đối ngoại của Trường. Trung tâm ĐTQT đã phát huy được vai trò của mình trong việc triển khai thực hiện các dự án, bao gồm việc xây dựng chương trình, thời khóa biểu, bố trí giảng viên, bố trí phòng học, quản lý sinh viên,…
Thứ tư, việc xây dựng, thực hiện các chương trình đào tạo quốc tế sử dụng ngoại ngữ làm ngôn ngữ giảng dạy là một thuận lợi, ưu thế của Nhà trường nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi, thu hút sinh viên quốc tế đến giao lưu, học tập, thực tập. Trên thực tế, các sinh viên nước ngoài đến trường thường chọn theo học chương trình tiên tiến (giảng dạy bằng tiếng Anh) và chương trình Cầu đường Pháp (giảng dạy bằng tiếng Pháp). Ở các chương trình đào tạo quốc tế này, bản thân các sinh viên Việt Nam cũng có trình độ ngoại ngữ cao hơn các chuyên ngành khác nên việc trao đổi học tập, kiến thức, giao lưu văn hóa giữa sinh viên các nước cũng dễ dàng hơn.