Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 85)

Ở bất cứ một cơ sở đào tạo đại học nào, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn được đặt ra như nhiệm vụ hàng đầu. Trong hợp tác quốc tế nhiệm vụ đó lại càng quan trọng hơn bởi muốn hợp tác hiệu quả đòi hỏi sự tương đồng với đối tác về trình độ nhận thức, hiểu biết, cách thức làm việc của các cán bộ, giảng viên, chuyên viên làm công tác này. Thực tế cho thấy các hoạt động có nhiều cán bộ trình độ cao tham gia làm việc với các chuyên gia, đối tác nước ngoài thì ta có quyền chủ động hơn, bình đẳng hơn, kinh phí hoạt động được sử dụng có hiệu quả hơn và chất lượng thực hiện cũng tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của Trường còn ít được trang bị đầy đủ về chuyên môn và ngoại ngữ nên chưa khai thác có hiệu quả các thông tin về đối tác và các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài, chưa thực hiện thành thạo các thủ tục, giấy tờ và các công việc cần sự phối hợp với cơ quan chức năng trong nước, chưa khai thác triệt để cũng như tận dụng hết các cơ hội từ hoạt động quan hệ quốc tế mang lại. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ cần mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, các biện pháp được đề xuất triển khai như sau:

 Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho các cán bộ, giảng viên, chuyên viên tham gia công tác hợp tác quốc tế thông qua chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ và bắt buộc giảng viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là giảng viên trẻ. Nhìn chung, với giáo dục đại học Việt Nam, ngoại ngữ vẫn luôn là trở ngại lớn nhất để hội nhập. Trên thực tế, ở một trường đại học kỹ thuật như Trường Đại học GTVT, giảng viên ngoại ngữ và cán bộ phụ trách hợp tác quốc tế thì không biết kiến thức chuyên ngành, còn giảng viên chuyên ngành thì không giỏi ngoại ngữ. Sự khác biệt này gây ra nhiều khó khăn trong công tác biên dịch, phiên dịch và trong trao đổi công việc - những mảng công việc cần sự phối hợp chặt chẽ giữa hai kiến thức ngoại ngữ và chuyên môn. Vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên là cần thiết và là một quá trình liên tục, cần được thực hiện một cách

bài bản, có tổ chức. Trong quá trình hợp tác của Trường, những ngoại ngữđược sử dụng nhiều nhất: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. Bởi vậy, Nhà trường cần cần chú trọng bồi dưỡng cán bộ, giảng viên ở các ngôn ngữ này. Đối với giảng viên, Trường nên yêu cầu bắt buộc về trình độ ngoại ngữ, có thể theo học vị, có thể theo năm công tác. Đối với cán bộ, giảng viên nói chung cần có chế độ khen thưởng, khuyến khích như tăng phụ cấp hoặc khen thưởng bằng tiền mặt khi họđạt trình độ ngoại ngữ yêu cầu.

 Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên có sự tham gia giảng dạy của người nước ngoài, với các tiêu chí cụ thể cần đạt được sau mỗi khoá học. Kinh phí cho các khoá có thể trích từ ngân sách tự có. Khi kết thúc khoá học nên có xét thưởng động viên cho những học viên đạt trình độ yêu cầu, đồng thời có hình thức nhắc nhở, kỷ luật đối với những học viên không đạt trình độ, không nghiêm túc tham gia học tập.

 Tăng cường phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc gặp gỡ có tính chất chuyên môn, học thuật ở trong nước. Đây là hoạt động khoa học hết sức quan trọng bởi đó là nơi giao lưu, tiếp xúc, một diễn đàn để trao đổi và tìm ra những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm nhằm phát triển hợp tác nghiên cứu. Cũng nhờ đó, các giảng viên, chuyên gia của Nhà trường có cơ hội mở mang kiến thức, tiếp cận với các công nghệ mới, xu hướng nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, qua các cuộc hội nghị, hội thảo, cán bộ khoa học, giảng viên trẻ có thể tìm được người hướng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu và tìm các nguồn tài trợ nước ngoài cho công việc học tập, nghiên cứu của mình.

 Tích cực tìm kiếm các cơ hội, khai thác mọi nguồn học bổng để gửi cán bộ đi đào tạo, thực tập, học tập ở nước ngoài nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và quản lý. Khai thác tốt năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện có bằng cách cung cấp và tạo mọi điều kiện cho họ tiếp cận các nguồn thông tin học bổng của chính phủ, các trường đại học hay các tổ chức quốc tế. Tìm kiếm và hỗ trợ cán bộ tham gia vào các dự án hợp tác quốc tế, qua đó họ có cơ hội nâng cao kiến thức và năng lực. Có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn và ngoại ngữđể các đội ngũ cán bộ này có đủđiều kiện đi học tập ở nước ngoài dưới nhiều hình thức.

 Xây dựng những chính sách, quy chế khen thưởng cho công tác quan hệ quốc tếđể kịp thời động viên các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác này;

 Nâng cao năng lực cán bộ chuyên nghiệp làm công tác quan hệ quốc tế thông qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ quan hệ quốc tế, chính trị, an ninh đối ngoại, biết chọn lọc và khai thác các đối tác tiềm năng, lựa chọn và sử dụng hiệu quả thông tin trên mạng internet;

 Tiến hành trao đổi cán bộ, tích cực tổ chức các đợt tham quan, khảo sát, thực tập, dự hội nghị ở nước ngoài để đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng nhưđội ngũ cán bộ quản lý có nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Đây là cơ hội tốt nhất để họ có thể tận mắt chứng kiến hoặc được trực tiếp tham gia vào công việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở nước ngoài. Thông qua các chuyến công tác đó, họ có thể học hỏi được từ các nước tiên tiến cách thức làm việc, quản lý khoa học và hiệu quảđể áp dụng trong nước. Đặc biệt, đối với các chương trình, dự án hợp tác cụ thể thì phải cử chính cán bộ trực tiếp phụ trách hoạt động đó đến cơ sở đối tác tham gia trao đổi, thực tập, làm việc để cán bộ đó nắm được tình hình triển khai công việc thực tế. Điều này vẫn chưa thực sự được thực hiện rộng rãi ở Trường Đại học GTVT, phần nào dẫn đến tình trạng các chương trình hay dự án hợp tác xa rời thực tiễn, thiếu thốn thông tin, chưa phù hợp với đối tác, với tình hình mới và không hiệu quả như mong đợi.

 Ngoài việc được tính vào thời lượng giảng dạy, nghiên cứu, cần đề ra chính sách động viên, khen thưởng kịp thời như tăng lương, phụ cấp cho các giảng viên, nhà nghiên cứu có sáng kiến hay tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế, có nhiều bài, công trình được đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học quốc tế. Đây là hoạt động vừa giúp giảng viên nâng cao chuyên môn, khả năng nghiên cứu và trình độ ngoại ngữ, cũng đồng thời là một phương thức để nhiều đối tác biết đến tên tuổi Nhà trường. Điều này lại càng quan trọng khi số lượng các bài báo, công trình nghiên cứu quốc tế cũng là một chỉ số đánh giá đáng kể trong bảng xếp hạng về năng lực của các trường đại học trên thế giới;

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 85)