Xây dựng các kế hoạch, chiến lược hợp tác quốc tế của Nhà trường

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 73)

hn, ngn hn

Việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược hợp tác quốc tế về dài hạn, ngắn hạn là một nội dung quan trọng cần được thực hiện phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của Nhà trường.

Ở mục tiêu ngắn hạn, hoạt động hợp tác quốc tế như liên kết đào tạo, đồng hướng dẫn hay nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật nhằm giải quyết các nhu cầu vềđào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về dài hạn, hoạt động này nhằm mục đích lớn hơn là nhập khẩu, học hỏi kinh nghiệm, công nghệ giáo dục tiên tiến, bồi dưỡng trình độ giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ giáo viên Nhà trường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, đồng thời tạo ra những thế hệ sinh viên có trình độ ngang tầm quốc tế, có khả năng cạnh tranh và từng bước chiếm lĩnh thị trường lao động cả trong và ngoài nước. Với tinh thần thúc đẩy lẫn nhau, hợp tác quốc tế hỗ trợ tích cực công tác đào tạo, nghiên cứu, ngược lại, đào tạo, nghiên cứu lại tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế phát triển sâu rộng và toàn diện hơn.

Để hoàn thành tốt công tác này, Nhà trường cần tiến hành một số bước như sau:

Thứ nhất là cần xác định được các mục tiêu cụ thể và nội dung ưu tiên trong chiến lược hợp tác để quá trình triển khai đúng hướng, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao:

 Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tập trung hợp tác nhằm đẩy mạnh các chương trình liên kết đào tạo quốc tếở bậc đại học và sau đại học;

- Đổi mới và cải tiến chương trình đào tạo hiện nay, mở các chuyên ngành đào tạo mới đang có triển vọng phát triển ở Việt Nam như logistic;

- Tăng cường trao đổi giảng viên và sinh viên, trao đổi hợp tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khoa học trọng điểm.

 Tăng cường các nguồn lực

- Đẩy mạnh khai thác các nguồn học bổng trong và ngoài nước cho sinh viên, giảng viên;

- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng trình độ đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ làm công tác đối ngoại, nhất là về ngoại ngữ;

- Khai thác có hiệu quả các nguồn tài trợ nhằm nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, thư viện và các cơ sở đào tạo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai là rà soát lại toàn bộ các hoạt động, dự án hợp tác đã và đang được thực hiện, có tham khảo ý kiến của Ban lãnh đạo Nhà trường, các cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện và cả các sinh viên để có cái nhìn toàn diện và đánh giá đúng các ưu, khuyết điểm của từng hoạt động rồi từđó rút ra bài học kinh nghiệm cho các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế trong tương lai.

Thứ ba, để tránh hoạt động phân tán, dàn trải và kém hiệu quả, Nhà trường cần lựa chọn các đối tác tiềm năng, quan trọng nên tập trung tăng cường quan hệ và các nội dung hợp tác. Công việc này phải được tiến hành trên cơ sở xác định các mục tiêu và ưu tiên trong hợp tác, đánh giá tổng quan về công tác hợp tác quốc tế của Nhà trường và nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, phân tích tiềm lực, khả năng và ý đồđầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế. Với các đối tác truyền thống, Nhà trường có điều kiện thuận lợi trong việc duy trì, phát triển hoạt động hợp tác trên cơ sở nền tảng quan hệ tốt đẹp đã có sẵn từ trước và kinh nghiệm sau nhiều dự án hợp tác, cũng như những hiểu biết về ngành nghềđào tạo, lĩnh vực thế mạnh, tập quán, phương thức hợp tác… của đôi bên. Việc tiếp nối, kế thừa quan hệ hợp tác từ những năm trước là cần thiết nhưng cùng với đó Nhà trường cũng phải tìm kiếm các đối tác mới, có tiềm năng hợp tác hiệu quả.

 Các đối tác là cơ sởđào tạo đại học và viện nghiên cứu khoa học :

- Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và ASEAN để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục và nghiên cứu khoa học; Phát triển quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tiếp cận nền giáo dục tiên tiến đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, bổ sung và nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật;

- Tiếp tục duy trì và phát triển hợp tác với Liên bang Nga, các nước thuộc cộng đồng quốc gia độc lập (SNG) nhằm nhanh chóng tìm ra các chương trình hợp tác mới phù hợp với giai đoạn hiện nay;

- Mở rộng mối quan hệ với các đối tác châu Âu để khai thác tiềm năng hợp tác thông qua các tổ chức như ASEA-UNINET, chương trình Erasmus Mundus..

- Từng bước mở rộng quan hệ với các nước Bắc Mỹ nhằm học tập những kinh nghiệm về xây dựng mô hình đại học, tranh thủ khai thác các dự án song phương và nguồn học bổng.

- Đối với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế và gửi lưu học sinh ra nước ngoài, Nhà trường cần tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với các trường đại học, viện nghiên cứu Pháp, Nhật Bản, Nga… do những thuận lợi về chính sách trao đổi văn hóa, giáo dục, chính sách đầu tư và những ưu tiên của họ cho sinh viên nước ngoài như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, cung cấp các học bổng….

 Đối với các tổ chức quốc tế:

- Tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức quốc tếđể tận dụng các nguồn tài chính và tư vấn về quy hoạch, quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác; hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hợp tác văn hóa, các đại sứ quán… để tổ chức các hội thảo du học, thông tin các chương trình học bổng đến sinh viên

- Tham gia có chọn lọc và tích cực khai thác hiệu quả hợp tác đa phương trong khuôn khổ mạng lưới đại học khu vực và quốc tế như AUF, ASEA- UNINET…

 Đối với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài:

- Hợp tác với các doanh nghiệp, công ty nước ngoài nhằm khai thác học bổng cho sinh viên, giảng viên cũng như các nguồn tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm. Cần chú trọng quan hệ với các doanh nghiệp Nhật Bản – Đối tác truyền thống đã nhiều lần hợp tác và giúp đỡ Nhà trường trong lĩnh vực này.

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có nhu cầu và đã từng tuyển dụng nhiều sinh viên của Trường nhằm nắm bắt những yêu cầu, đòi hỏi về trình độ nguồn nhân lực cho từng giai đoạn, kịp thời điều chỉnh phương thức, chương trình và quy mô đào tạo từng chuyên ngành sao cho phù hợp; Phối hợp với các công ty này để tổ chức các buổi tuyển dụng cho sinh viên;

- Hợp tác thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên sâu, như phân tích, đánh giá, quan trắc các hiện tượng, rủi ro trong lĩnh vực giao thông…

Thứ tư là việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và thương hiệu nhằm tăng uy tín của Nhà trường ở cả trong và ngoài nước. Trong thời đại hội nhập và phát triển, cạnh tranh giữa các trường đại học trở nên ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là vấn đề thu hút sinh viên và đối tác. Vì vậy, việc quảng bá các thương hiệu giáo dục đại học không còn là điều mới mẻ trên thế giới. Trên thực tế, nhiều trường đại học quốc tế đã tập trung vào các giải pháp truyền thông như thiết kế logo ấn tượng, tạo khẩu hiệu, cung cấp nhiều chương trình học bổng giá trị… và các chiến dịch nhằm quảng bá thương hiệu của trường. Ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục ĐH cũng đã đẩy mạnh việc tiếp thị hình ảnh của mình đến với học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung, thông qua các ngày hội thông tin, hướng nghiệp, các ấn phẩm giới thiệu về trường, các học bổng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao hình ảnh và sức hút của mình. Tuy nhiên hoạt động này mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở trong nước chứ ít khi hướng tới các đối tác quốc tế hay được quảng bá rộng rãi ở nước ngoài.

Giống như lĩnh vực kinh doanh, giáo dục đại học cũng có thương hiệu sản phẩm và thương hiệu tổ chức. Cụ thể, thương hiệu sản phẩm là thương hiệu của một ngành đào tạo cụ thể của một trường đại học (ví dụ như chương trình cầu đường Pháp của Trường Đại học GTVT), thương hiệu tổ chức là thương hiệu của trường đại học (ví dụ như Trường Đại học GTVT). Bởi vậy, muốn quảng bá hình ảnh của Nhà trường đạt hiệu quả thì cần thực hiện cả quảng bá cả thương hiệu sản phẩm và thương hiệu tổ chức. Việc đã có một số chương trình đào tạo uy tín như chương trình cầu đường Pháp, chương trình tiền du học… là một ưu thế trong việc triển khai công tác này. Từ một vài chương trình uy tín được các đối tác biết đến, Nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc mở rộng quan hệ hợp tác sang các lĩnh vực hay chuyên ngành khác cũng như việc thu hút nhiều hơn sinh viên quốc tế đến học tại trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần được triển khai qua nhiều kênh và nhiều phương thức khác nhau:

-Đầu tư về thiết kế, thông tin, hình ảnh cho trang web tiếng Anh và cuốn giới thiệu bằng tiếng Anh của Trường, thường xuyên đổi mới và cập nhật thông tin, nhất là hoạt động đối ngoại và các hoạt động sinh viên; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Gửi các tài liệu, tạp chí xuất bản bằng tiếng Anh của Nhà trường ra nước ngoài trong các chuyến công tác, thực tập, học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên; -Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, giao lưu sinh viên bằng cách chủ động đề xuất với các đối tác kế hoạch trao đổi hàng năm, hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động này;

-Đầu tư chuyên nghiệp cho các sản phẩm lưu niệm mang tên, logo của Trường, bước đầu để phục vụ công tác đối ngoại, làm quà tặng cho đối tác, về lâu dài hướng tới hoạt động kinh doanh, thương mại như mô hình của một số trường đại học nước ngoài nhằm tạo nguồn thu cho các hoạt động của Nhà trường nói chung cũng như hoạt động hợp tác quốc tế nói riêng;

-Tích cực trao đổi tài liệu khoa học, tổ chức hội thảo quốc tế để nắm được các hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới đồng thời tạo cơ hội để các nhà khoa học, các giảng viên, chuyên gia quốc tế tìm hiểu và biết đến tên tuổi của Nhà trường.

-Đối với các chương trình đào tạo quốc tế, chương trình du học Pháp, Trung Quốc, phòng Đối ngoại và Trung tâm ĐTQT cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá bằng cách tổ chức các buổi giới thiệu, tư vấn về các chương trình này cho các em học sinh năm cuối ở các trường trung học phổ thông và phụ huynh nhằm thu hút các sinh viên tài năng, nâng cao chất lượng đầu vào. Đây cũng là cách thức hữu hiệu để uy tín và thương hiệu của Nhà trường được lan tỏa rộng rãi.

Thứ năm, Nhà trường cần tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát tổng thể về các trường ở Việt Nam có chương trình đào tạo cùng chuyên ngành, lĩnh vực với mình trên phương diện quy mô, năng lực, định hướng phát triển nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng. Từđó rút ra những đánh giá và so sánh với đơn vịđào tạo của mình, đánh giá khả năng cạnh tranh và nhìn ra các lợi thế cũng như yếu điểm của Trường để dần điều chỉnh và khắc phục. Đây cũng sẽ là kênh tham khảo hữu ích

cho lãnh đạo Nhà trường để bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển chung của đơn vị, trong đó có hợp tác quốc tế.

3.2.2. Làm rõ chc năng nhim v và phân cp qun lý trong công tác quan h quc tế; tăng cường s phi hp gia các đơn v có liên quan

Công tác quản lý và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nói chung của Trường Đại học GTVT vẫn tồn tại tình trạng thiếu thống nhất, hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả. Điều này không chỉ gây nhiều trở ngại cho việc mở rộng quan hệ mà còn hạn chế khả năng huy động các nguồn lực, chưa khuyến khích phát huy tính năng động và sáng tạo của các cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia vào công tác này.

Do đó, một trong các biện pháp thiết yếu cần phải được áp dụng là phân công rõ chức năng, nhiệm vụ trong quản lý hoạt động quan hệ quốc tế để tránh chồng chéo nhưng cũng không được tách rời. Ở Trường Đại học GTVT, Hiệu trưởng là người trực tiếp theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường nói chung và các hoạt động đối ngoại nói riêng, phê duyệt tất cả các kế hoạch hoạt động đối ngoại, phân công công việc cho các đơn vị có liên quan triển khai. Nếu như trước đây, hoạt động đối ngoại chỉ do phòng Đối ngoại trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện thì hiện nay, hoạt động này cần được khuyến khích thực hiện ở nhiều cấp khác nhau như cấp bộ môn, khoa, viện, các trung tâm và các cá nhân nhằm đa dạng hóa và mở rộng quan hệ hợp tác ở mức tối đa. Các đơn vị này sẽ thực hiện công việc theo sự chỉđạo chung của Hiệu trưởng và phối hợp với nhau đểđem lại hiệu quả cao nhất.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý hợp tác quốc tế ở Trường Đại học GTVT như sau:

Quan hệ chỉđạo Quan hệ phối hợp

Hình 3.1. Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại Học Giao thông vận tải

Như vậy, với chức năng tham mưu tư vấn cho ban lãnh đạo Nhà trường trong công tác đối ngoại, phòng Đối ngoại phải đảm nhiệm vai trò đầu mối quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế nói chung, phối hợp với các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ để hoạt động này được thống nhất, liền mạch và đạt hiệu quả tốt. Các đơn vị này có quyền tự chủ nhất định trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động hợp tác được giao phó nhưng vẫn cần thông báo tình hình cho phòng Đối ngoại, phối hợp thực hiện và tham khảo ý kiến trong các trường hợp cần thiết. Có thể lấy ví dụ trong việc xây dựng và triển khai một dự án hợp tác quốc tế vềđào tạo, phòng Đối ngoại có nhiệm vụ kiểm tra đối tác, nghiên cứu chính sách ngoại giao, nghiên cứu đối tác (những thế mạnh của đối tác) xem có phù hợp với điều kiện của trường và mục tiêu của dự án hay không; tìm hiểu các quy trình thủ tục để lập dự án, tổ chức đàm phán, ký kết; tiếp tục trao đổi thông tin với đối tác trong quá trình triển khai dự án. Sau khi thỏa thuận được ký kết và phê duyệt, Trung tâm ĐTQT

HIỆU TRƯỞNG

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

PHÒNG ĐỐI NGOẠI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG BẰNG TIẾNG PHÁP, TRUNG TÂM TIẾNG ANH KHOA, VIỆN, BỘ MÔN PHÒNG ĐÀO TẠO ĐH, PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐH CÁ NHÂN

chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dự án dưới sự chỉ đạo chung của Hiệu trưởng, phối hợp với Phòng Đối ngoại và các đơn vị chức năng có liên quan trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và báo cáo Hội đồng khoa học – đào tạo trường xét duyệt; xây dựng các quy

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 73)