Những thách thức của toàn cầu hóa và bối cảnh giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 25)

Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy sự phát triển của tri thức – thứ vốn ít chịu ảnh hưởng của biên giới quốc gia lan tỏa sâu rộng. Ở thời đại này, con người muốn tồn tại và phát triển không những phải biết cách vận dụng những tri

thức đã có, mà còn cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo ra những tri thức mới. Sự thật chỉ ra rằng khác biệt về khả năng tiếp cận, tiếp thu, áp dụng và tạo ra tri thức đã đẩy khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng xa hơn. Với nền tảng kinh tế lạc hậu, thiếu thốn cơ sở vật chất, đói nghèo, thiên tai và dịch bệnh bủa vây, các nước đang phát triển dường như có ít cơ hội để cải thiện và kéo gần khoảng cách này.

Để vượt qua những khó khăn đó, một trong những phương thức hiệu quả và bền vững nhất được các quốc gia lựa chọn là tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở mọi thời đại, nhất là thời kỳ toàn cầu hóa, giáo dục đại học trên thế giới cũng đang thay đổi không ngừng thông qua những cuộc cải cách, đổi mới ở nhiều nước, nhiều khu vực, trên quy mô toàn cầu. Điều này đặt giáo dục đại học Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức.

Thứ nhất, giáo dục đại học của nước ta phải biết tận dụng những điều kiện thuận lợi của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhằm tiếp cận tinh hoa, khai thác vốn tri thức chung của toàn nhân loại, làm sao để cập nhật nhanh chóng những xu thế mới, ý tưởng và tri thức mới, tránh tụt hậu, chậm tiến so với thế giới.

Thứ hai, toàn cầu hóa khiến sức mạnh của khoa học-công nghệ lan tỏa ra mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Nó tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn, ở phạm vi rộng hơn và với nhiều đối tượng đa dạng hơn. Quốc gia phải biết áp dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh sự phát triển giáo dục. Ngược lại, giáo dục cũng cần được cải cách để đáp ứng những biến đổi to lớn của khoa học công nghệ, là yếu tố quan trọng thúc đẩy và tạo ra các tiến bộ khoa học. Trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, khoa học-công nghệ, giáo dục trở thành lợi thế và bí quyết thành công của nhiều quốc gia.

Thứ ba, toàn cầu hóa đẩy mạnh kinh tế thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của giáo dục đại học dưới nhiều hình thức phong phú hơn và mang nhiều đổi thay sâu sắc. Ngày nay, không chỉ có hình thức đào tạo công lập mà còn có sự tham gia của các thành phần tư nhân. Giáo dục vì thế trở thành một ngành dịch vụ được thương mại hóa và quốc tế hóa. Nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Australia, New

Zealand, Singapore…được biết đến như những thị trường xuất khẩu giáo dục tiềm năng, đưa nền giáo dục của họ vươn xa khỏi biên giới quốc gia, đồng thời cũng thu hút hàng trăm ngàn du học sinh đến học tập, nghiên cứu. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám và ngoại tệ nếu các quốc gia không phát triển các loại hình giáo dục đa dạng cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế.

Thứ tư, toàn cầu hóa còn tạo ra sự dịch chuyển lao động tự do cũng như mở rộng thị trường lao động. Điều này tất yếu dẫn đến những cạnh tranh gay gắt và tạo ra những yêu cầu khắt khe hơn về trình độ nguồn nhân lực. Trong bối cạnh hội nhập quốc tế, người Việt Nam phải có khả năng học tập, không ngừng tìm tòi để thích ứng được với những thay đổi về việc làm, vềđiều kiện và môi trường làm việc. Bởi vậy, giáo dục phải được tập trung đầu tư để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng tính sáng tạo và cạnh tranh.

Trong khi các thách thức ngày một gia tăng, nền giáo dục Việt Nam lại gặp khó khăn từ cả bên trong lẫn chịu áp lực từ bên ngoài. Thời kỳ trước đổi mới, do chính sách cấm vận của Mỹ mà chúng ta chỉ nhận được sự trợ giúp về giáo dục rất hạn chế, chủ yếu là viện trợ nhỏ từ các tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển, Hà Lan, Pháp, Đức… Về chuyên môn, chúng ta cũng chưa kịp đào tạo những cán bộ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi để làm công tác quan hệ quốc tế trong tình hình thế giới có nhiều biến đổi đột ngột và số lượng đối tác ngày càng tăng thêm. Về mặt quản lý, chúng ta cũng chưa kịp xây dựng cơ chế chặt chẽ và một bộ máy điều hành hữu hiệu để quản lý công tác quan hệ quốc tế của ngành giáo dục.

Trước tình hình đó, giáo dục nước ta đã có những thay đổi căn bản. Nếu giáo dục trước năm 1986 chỉ tập trung đào tạo tầng lớp tinh hoa – những người được chọn lọc cẩn thận ngay từđầu vào với tỷ lệ sàng lọc khắt khe thì giáo dục thời kỳ đổi mới lại hướng tới việc mở rộng tối đa cơ hội tiếp cận cho người học. Số lượng người học gia tăng nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu về khả năng cung ứng của các cơ sởđào tạo đại học Việt Nam cũng như chất lượng đào tạo. Để giải quyết những vấn đề này cần phải có hai điều kiện cơ bản là sự gia tăng tương ứng về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), và một cơ chế quản lý mới đi kèm phù hợp.

Nhằm thực hiện được mục đích đó, những đổi mới về quan điểm, chính sách giáo dục đã tiến hành thông qua nhiều phương thức. Quan trọng nhất là việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế như Hội nghị Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu khoa học (10/1997), Hội nghị thượng đỉnh các nước có sử dụng tiếng Pháp (11/1997), Hội thảo hợp tác đại học Việt Nam – Hà Lan (5/2001), Hội thảo các cơ hội học tập tại bang Alberta, Canada (11/2001)… Việc tổ chức thành công các hội thảo này một mặt đưa giáo dục thế giới và Việt Nam xích lại gần nhau, mặt khác cũng là một cách hiệu quảđể giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, cởi mởđến với thế giới.

Đây cũng là giai đoạn Việt Nam bước đầu xây dựng và nhận được nhiều dự án quốc tế về giáo dục do các tổ chức, chính phủ nước ngoài hỗ trợ. Theo thống kê của Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 15 năm sau đổi mới, Việt Nam đã thu hút được hơn 100 dự án quốc tế lớn nhỏ, với tổng kinh phí gần 600 triệu USD3. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp, khoản kinh phí này đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật, giảng viên, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất, giáo án, giáo trình, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo dưới nhiều hình thức.

Do chính sách cởi mở hơn, Việt Nam cũng đón nhận số lượng giáo viên tình nguyện và lưu học sinh nước ngoài ngày càng tăng. Họ không chỉ đến từ các nước XHCN cũ mà còn đến từ các nước ASEAN, EU, Australia, Mỹ, Nhật… Bên cạnh đó, chúng ta cũng tích cực gia hạn và đàm phán ký mới các hiệp định và thỏa thuận hợp tác về giáo dục với nước ngoài. Chỉ trong hai năm 2008, 2009, Việt Nam đã ký 31 điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hợp tác giáo dục đào tạo với các nước ở cấp Chính phủ và cấp Bộ (chưa kể cấp trường)4.

Về cơ chế quản lý, trước sự phát triển ngày càng nhanh và đa dạng của hoạt động hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT đã bắt đầu từng bước thể chế hóa các hoạt động hợp tác quốc tế của ngành thông qua việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp

3Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội

4Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, số 760/BC-BGDĐT

luật hay các tài liệu hướng dẫn về quan hệ quốc tế. Đáng chú ý là tháng 3/1994, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định số 1523/GDĐT để ban hành Quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào của ngành, hướng dẫn tổ chức hội nghị, hội thảo và triển khai các dự án quốc tế. Vụ Hợp tác quốc tế cũng xuất bản một số tài liệu để cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tác quốc tế: Education in Vietnam (1991), Vietnam education and training directory (1995), Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo (1996)…Cho đến nay, chúng ta đã có một hệ thống các văn bản quản lý hợp tác quốc tế về giáo dục tương đối chặt chẽ với hàng chục nghị định, thông tư, pháp lệnh. Trên cơ sởđó, các trường đại học cũng soạn thảo và ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về hoạt động hợp tác quốc tế áp dụng cho cơ sởđào tạo của mình.

Bên cạnh việc thiết lập các quy định về hợp tác quốc tế trong giáo dục, chúng ta đã xây dựng các chương trình cụ thể nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước. Ngày 19 tháng 4 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 322/QĐ-TTg về việc phê chuẩn Đề án: “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322 theo số Quyết định phê chuẩn đề án), thực hiện ở giai đoạn I (2000-2005). Mục tiêu của đề án là đào tạo cán bộ trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học tại nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt đề án mới, chỉ tập trung đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (Đề án 911). Những quyết định này đã bổ sung một số lượng đáng kể nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản tại nước ngoài, nhất là trong ngành giáo dục đào tạo. Thực vậy, trong gần 10 năm, từ năm 2000 đến tháng 10/2009 Bộ đã cử 7.039 lưu học sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước và Hiệp định, trong đó đi học tiến sĩ là 2.029 người, thạc sĩ là 1.598 người, thực tập sinh là 626 người và đại học là 2.786 người; bình quân một năm cử trên 700 lưu học sinh đi học nước ngoài.5

Như vậy, chính sách phát triển giáo dục thời kỳ hội nhập là nền tảng cơ bản cho sựđổi mới, cải cách trong cả tư duy, nhận thức và hoạt động của các cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)