Biện pháp 7: Đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá dạy học tiếng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội (Trang 121)

Anh phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường trung học cơ sở. Có 94 % cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 6 % cho là cần thiết trong khi đó có 84 % cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 16 % cho là khả thi. Nhìn chung có trên 80 % cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn và giáo viên tiếng Anh khi được hỏi cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp đổi mới các hình thức kiểm tra - đánh giá dạy học tiếng Anh phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường trung học cơ sở.

Các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh nêu trên muốn có hiệu quả cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Sự chủ động, tích cực, sáng tạo, say mê chuyên môn, tâm huyết với nghề của các cán bộ quản lý, giáo viên, biến yêu cầu của xã hội, nhu cầu của học sinh thành nhu cầu tự thân, thành động cơ thúc đẩy mọi hoạt động của các cán bộ quản lý và giáo viên.

+ Vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cán bộ quản lý, các hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh.

+ Các lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường đều nhận thức đầy đủ, luôn cố gắng phấn đấu, tổ chức khoa học, sáng tạo, tích cực thực hiện thì sẽ đạt được hiệu quả chất lượng tốt. Vì thế nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh là để góp phần nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, đáp ứng nhu cầu học

tập tiếng Anh của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện

Mê Linh – Hà Nội.

Tiểu kết chương 3

Từ yêu cầu thực tiễn của xã hội và thực trạng của việc dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê linh – Hà nội, để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh cho các trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, đến các biện pháp quản lý cụ thể như quản lý về chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm, quản lý về đổi mới phương pháp một cách sáng tạo, khoa học, sử dụng ĐDDH hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với mục tiêu dạy học tiếng Anh. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là các cán bộ quản lý đều đánh giá các biện pháp dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh có sự cần thiết và tính khả thi, có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra kết luận sau: 1.1. Quản lý là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức.

Quản lý dạy học ở trường trung học c ơ sởbao gồm quản lý về chương trình

dạy học, quản lý về hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý các phương tiện dạy học, quản lý các hình thức kiểm tra - đánh giá.

Quản lý dạy học là nội dung chủ yếu trong quản lý nhà trường, là mục tiêu trung tâm của quản lý trường học. Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS là một nội dung của quản lý dạy học. Muốn nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS cần có các biện pháp quản lý phù hợp.

1.2. Chất lượng dạy học tiếng Anh của các trường THCS huyện Mê Linh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế mà nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế trong quản lý dạy học tiếng Anh ở một số trường THCS.

1.3. Để khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các trường THCS huyện Mê Linh, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và sự cần thiết phải dạy tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS.

2. Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh.

3. Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung tiếng Anh đồng bộ và thống nhất.

4. Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS.

5. Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học tiếng Anh.

6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD – ĐT, liên kết, giao lưu, trao đổi về phương pháp dạy học tiếng Anh.

7. Đổi mới các hình thức kiểm tra - đánh giá dạy học tiếng Anh phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường THCS.

1.4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đã nêu trên về mức độ cần thiết và tính khả thi cho thấy: tất cả các cán bộ quản lý, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên dạy tiếng Anh của 23 trường THCS trong huyện Mê Linh đều khẳng định các biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi, điều đó chứng tỏ rằng: các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được, đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở GD – ĐT Hà Nội

- Bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh - Hà Nội.

- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ, đổi mới công tác quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS.

- Đổi mới các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo yêu cầu đổi mới của bộ môn tiếng Anh.

2.2. Đối với Phòng giáo dục Mê Linh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh về phương pháp giảng dạy, về cách sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại.

- Tổ chức cho giáo viên dạy tiếng Anh được tham gia, học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao khả năng tự tin trong giảng dạy và giao tiếp.

- Có kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá, xếp loại công tác quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS.

2.3. Đối với các trường THCS huyện Mê Linh

- Thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. - Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, tích cực dự giờ, thăm lớp, động viên, khuyến khích, khen thưởng dạy học tiếng Anh của giáo viên và học sinh.

- Tăng cường các hoạt động vui chơi bằng tiếng Anh như câu lạc bộ tiếng Anh, sân chơi trí tuệ môn tiếng Anh, hội vui học tập tiếng Anh…

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội (Trang 121)