75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL
2.4.3. Nguyên nhân
- Về phía giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh: Nhận thức về việc học tiếng Anh, phương pháp giảng dạy còn chưa đổi mới nhiều, chưa thật sự coi trọng môn tiếng Anh, chưa thấy được sự cần thiết của tiếng Anh trong học tập và trong công việc. Số lượng học sinh trong mỗi lớp còn đông nên việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, hiện đại còn hạn chế nhiều.
- Về chương trình, nội dung, sách giáo khoa tiếng Anh: đang trong giai đoạn đầu của đổi mới, còn nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế tới hiệu quả dạy học nên chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập tiếng Anh của học sinh và yêu cầu đổi mới của xã hội.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ĐDDH tiếng Anh còn thiếu, chưa phổ biến, chưa chuyên nghiệp và đồng bộ, chất lượng của đồ dùng dạy học chưa tốt, sử dụng nhanh hỏng, chưa khoa học và sáng tạo, giáo viên có sử dụng nhưng chưa thường xuyên và đạt hiệu quả còn thấp so với yêu cầu đề ra. - Công tác quản lý dạy học tiếng Anh chưa được thực hiện theo một quy hoạch có tính chiến lược phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Tiểu kết chương 2
Dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường THCS huyện Mê Linh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định:
- Số lượng giáo viên dạy tiếng Anh và học sinh học tiếng Anh ngày càng cao, hình thức dạy tiếng Anh ngày càng phong phú và đa dạng.
- Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học tiếng Anh ở tất cả các trường.
- Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên tiếng Anh về phương pháp giảng dạy, về sử dụng ĐDDH, soạn giáo án sử dụng phần mềm powerpoint, đầu tư cơ sở vật chất, ĐDDH.
Công tác quản lý dạy học tiếng Anh: Quản lý được mục tiêu dạy học tiếng Anh, quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, quản lý CSVC phục vụ giảng dạy và học tập tiếng Anh, quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý. Công tác chỉ đạo có thống nhất nhưng thực hiện chưa được đồng bộ tại các trường trong huyện, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chưa thường xuyên, trọng tâm. Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh chưa thật nhuần nhuyễn
và đều tay, còn hình thức. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa nhiều, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa thường xuyên do còn thiếu và chưa thành thạo cách thức sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại. Và một khó khăn nữa đó là việc quản lý hình thức kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học tiếng Anh. Để khắc phục những hạn chế trên cần có các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả hơn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN MÊ LINH