75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL
3.2.6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tiếng
liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tiếng Anh
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD – ĐT là cơ hội tốt để các trường phổ thông ở trong nước liên kết với các trường ở nước ngoài, nhất là các nước nói tiếng Anh, giáo viên và học sinh có điều kiện để tăng cưòng các
hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo môi trường giao tiếp để nâng cao khả năng nghe – nói tiếng Anh của giáo viên và học sinh. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD – ĐT là cơ hội tốt để học sinh được tiếp xúc với các bạn nước ngoài thông qua các hoạt động hữu nghị, mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập tiếng Anh.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Với thực tế học tập tiếng Anh hiện nay trong sinh viên và học sinh nói chung thì khả năng nghe – nói chưa tốt, các em có thể đọc hiểu, hoặc làm các bài tập ngữ pháp một cách chắc chắn, nhưng khả năng nghe – nói còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân một phần nào là do chương trình, nội dung, sách giáo khoa đã thay đổi, đã tập trung vào rèn luyện các kỹ năng này nhưng vấn đề còn lại là thay đổi phương pháp dạy học trên lớp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp. Với thời lượng phân bổ tiết dạy tiếng Anh cho học sinh THCS hiện nay còn quá ít. Để đạt kết quả cao hơn trong việc dạy học tiế ng Anh tại các trường THCS, số tiết học/ tuần cần được thay đổi theo xu hướng gia tăng nhiều hơn, có như vậy, các em mới có đủ thời gian cần thiết để học tập, luyện tập các kỹ năng này.
- Trên lớp giáo viên phải tổ chức nhiều hoạt động để luyện tập thực hiện các chức năng ngôn ngữ, các bài hội thoại, mẫu hội thoại ngắn hoặc các nội dung chủ điểm của bài học theo cặp, nhóm. độc thoại, đối thoại… để thực hành giao tiếp trên lớp giúp học sinh tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá bằng tiếng Anh trong trường, giữa các lớp, các khối, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập tiếng Anh trong học sinh.
- Mở rộng liên kết với các trường bạn trong huyện, trong thành phố để tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giao lưu học hỏi.
- Tìm kiếm, giao lưu, liên kết với các trường quốc tế ở các nước nói tiếng Anh nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, mở rộng hiểu biết về nền văn hoá, xã hội, con người và tăng cường tình hữu nghị với học sinh các nước trên thế giới.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện đúng mục tiêu của chương tình giáo dục phổ thông là sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, các trường cần chỉ đạo các giáo viên tiếng Anh tập trung vào các hoạt động học tập khác nhau để nâng cao khả năng thực hành giao tiếp của học sinh.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá giữa các lớp cùng khối, giữa các khối lớp (khối 6, 7, 8, 9) trong cùng trường, trong đó chỉ sử dụng giao tiếp bằng tiếng Anh như: Câu lạc bộ tiếng Anh, dạ hội, đố vui, các câu hỏi thi tìm hiểu về văn hoá Việt Nam và các nước khác, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh (thuận tiện cho việc chuẩn bị, sưu tầm, tìm hiểu…)
- Tổ chức các cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh theo các chủ đề trong chương trình sách giáo khoa mà các em đang học, mở rộng nội dung mang tính khoa học, tuyên truyền phòng chống ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/ AIDS trong cộng đồng và thế giới.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá giữa các trường trong huyện theo chương trình phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh THCS bằng tiếng Anh, để các em có điều kiện giao lưu, kết bạn, học hỏi kinh nghiệm học tập của nhau, tăng khả năng tự tin, năng động trong các hoạt động tập thể và cộng đồng nói chung. Tổ chức các cuộc thi hát bằng tiếng Anh trong phạm vi trường, huyện và thành phố, nhằm giúp các em có điều kiện giao tiếp, phát âm tiếng Anh tốt hơn và gây hứng thú cho quá trình học tập bộ môn này.
- Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi các cấp để học sinh cố gắng hơn trong học tập, những học sinh đạt giải cũng cần có chế độ ưu tiên khuyến
khích nhất định (các loại học bổng, cộng điểm ưu tiên vào lớp 10, khi thi vào các trường chuyên, lớp chọn, phần thưởng bằng các khoá học tiếng Anh đặc biệt…) nhằm động viên, khuyến khích và kích thích tính tích cực học tập bộ môn này của học sinh.
- Các trường nên tổ chức các góc học tập tiếng Anh tại các thư viện trường, nơi đó có trưng bày nhiều loại sách tham khảo tiếng Anh, học sinh yêu thích tiếng Anh có thể tới đó đọc sách, nói chuyện, trao đổi với nhau về các vấn đề học tập, bạn bè, gia đình và xã hội bằng tiếng Anh.
- Hiện nay xu thế học tập tốt các môn tự nhiên bằng tiếng Anh đang trở thành phong trào, mục đích giúp các em có đủ trình độ để tham gia các cuộc thi giành học bổng toàn phần du học tại các trường có uy tín ở các nước trên thế giới như: Singapore, Malaysia, Anh, Mỹ, Australia… Để có thể tham gia các cuộc thi này học sinh phải học tốt tiếng Anh, một số môn tự nhiên bằng tiếng Anh (toán, lý, sinh), trả lời phỏng vấn, kiểm tra kiến thức, hiểu biết chung, phản xạ tiếng Anh nhanh và chỉ số IQ tốt. Nhiều bậc phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm và đầu tư cho con em mình rất tích cực, nhằm tăng cường khả năng học và giao tiếp bằng tiếng Anh thông thạo. Để góp phần giúp học sinh học tiếng Anh tốt, các trường có thể tổ chức liên kết, giao lưu với các trường ở ngoài nước, đặc biệt là các nước trong khu vực như: Malaysia, Singapore, Indonesia hay Australia, England, America… lựa chọn các cấp học, đồng lứa tuổi, tâm sinh lý để các em có được môi trường giao tiếp thực sự, tăng khả năng nghe – nói và sự tự tin của bản thân ở trường cũng như ngoài xã hội.
- Để tạo điều kiện cho học sinh nâng cao trình độ tiếng Anh, làm quen và tiếp cận với môi trường học tập quốc tế, mở mang được kiến thức và trực tiếp giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ, các trường nên tổ chức mời các chuyên gia, học sinh nước ngoài tham gia vào các hoạt động học tập và ngoại
khoá của học sinh, giúp các em hiểu thêm về các nền văn hoá, giáo dục và ngôn ngữ mà các em đang học, các em sẽ có cơ hội được nói chuyện với người nước ngoài, rèn luyện kỹ năng nghe – nói được tốt hơn.
- Bên cạnh đó mỗi giáo viên, học sinh cũng cần phải tự bồi dưỡng khả năng giao tiếp của mình theo nhiều cách khác nhau:
+ Nghe, xem băng, đĩa dạy học tiếng Anh.
+ Đọc sách báo, xem phim, nghe các bài hát bằng tiếng Anh. + Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, hữu nghị, giao lưu được tổ chức bằng tiếng Anh.
Với nhiều hình thức luyện tập khác nhau của bản thân học sinh và của nhà trường mới có thể nâng cao được khả năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh, đặc biệt là học sinh THCS hiện nay.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Bên cạnh hình thức bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về các phương pháp dạy học tiếng Anh mới với đồng nghiệp trong trường, trường bạn, cần phải coi trọng hình thức trao đổi hợp tác quốc tế, đây là biện pháp không thể thiếu được trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng có trình độ chuyên môn tốt về tiếng Anh. Trước hết là các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Thailand, Philipin…
- Liên kết giữa giáo viên và học sinh qua mạng, qua các tổ cức hữu nghị, tổ chức giao lưu thăm quan, tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, học tập giữa các nhà trường, các nước nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, sự tự tin trong giao tiếp và yêu thích bộ môn này.
- Cần có sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Phòng giáo dục, Sở và Bộ Giáo dục - Đào tạo đến thành phố và trong điều kiện hiện nay nhà trường nên có chính sách, quy định, hỗ trợ kinh phí cho việc bồi dưỡng, học tập nâng cao chuyên môn của giao viên tiếng Anh ở trong và ngoài nước.