75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
- Kiểm tra việc thực hiện theo trách nhiệm được phân công của các bộ phận, tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới.
- Thường xuyên thực hiện quy định về các đầu điểm, điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ để từ đó có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của từng giáo viên, chất lượng học tập của từng lớp, từng khối và chất lượng chung của cả trường.
- Phòng giáo dục có kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện hay từng mảng công việc để các trường tổng kết, rút kinh nghiệm và không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả dạy học ngày càng tốt hơn.
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp pháp
Với các biện pháp đưa ra trong đề tài đã được khảo sát bằng phương pháp chuyên gia. Số người được hỏi là 64 đồng chí (gồm các cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở trong huyện Mê Linh – Hà Nội).
Kết quả điều tra thu được như sau:
Bảng 3.1:Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả
thi khả thiKhông SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1.Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và sự cần thiết phải dạy tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS.
59 92 5 8 0 0 57 89 7 11 0 0
2. Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV tiếng Anh.
60 94 4 6 0 0 58 91 6 9 0 0
3. Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh đồng bộ và thống nhất.
55 86 9 14 0 0 52 81 12 19 0 0
4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS.
62 97 2 3 0 0 56 87 8 13 0 0
5. Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và ĐDDH tiếng Anh.
57 89 7 11 0 0 54 84 10 16 0 0
6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tiếng Anh.
61 95 3 5 0 0 60 94 3 4,6 6
1 1,4 4
7. Đổi mới các hình thức kiểm tra - đánh giá dạy học tiếng Anh phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường trung học cơ sở.
60 94 4 6 0 0 54 84 10 16 0 0
Nhận xét chung:
Sau khi tập hợp, tổng hợp số phiếu điều tra thu được cho thấy:
Cán bộ quản lý, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn đều đánh giá các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh có sự cần thiết và tính khả thi cao, nên khẩn trương tiến hành 7 biện pháp nêu trên trong thời gian tới. Mỗi biện pháp được thể hiện bằng các tỷ lệ điều tra theo từng mức cụ thể như sau:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và sự cần thiết phải dạy tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS. Có 92% cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 8 % cho là cần thiết trong khi đó có 89% cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 11% cho là khả thi. Nhìn chung có trên 90% cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn và giáo viên tiếng Anh khi được hỏi cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Có 94% cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 6 % cho là cần thiết trong khi đó có 91% cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 9% cho là khả thi. Nhìn chung có trên 90% số phiếu cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh.
- Biện pháp 3: Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh đồng bộ và thống nhất. Có 86 % cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 14 % cho là cần thiết trong khi đó có 81 % cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 19 % cho là khả thi. Như vậy , có trên 80% số phiếu cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp 3.
- Biện pháp 4: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS. Có 97 % cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 3 % cho là cần thiết trong khi đó có 87 % cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 13% cho là khả thi. Tóm lại, có trên 85 % cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn và giáo viên tiếng Anh khi được hỏi cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS.
- Biện pháp 5: Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học tiếng Anh. Có 89 % cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 11 % cho là cần thiết trong khi đó có 84 % cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 16 % cho là khả thi. Nhìn chung có trên 80 % cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn và giáo viên tiếng Anh khi được hỏi cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học tiếng Anh.
- Biện pháp 6: Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tiếng Anh. Có 95 % cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết, 5 % cho là cần thiết trong khi đó có 94 % cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 4,6 % cho là khả thi. Có 1,4 % cho là biện pháp 6 không khả thi. Ta thấy, có trên 90 % cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn và giáo viên tiếng Anh khi được hỏi cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tiếng Anh..