0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI (Trang 93 -93 )

75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL

3.2.2. Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh

nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh

3.2.2.1. Mục đích của các biện pháp

Xây dựng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên THCS.

Bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh nhằm đảm bảo chuyên môn vững vàng, cập nhật yêu cầu giảng dạy tiếng Anh mới hiện đại. Tăng cường bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh thì trình độ chuyên môn của giáo viên tiếng Anh phải đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, có chuyên môn vững vàng, có đủ kiến thức và năng lực sư phạm, đặc biệt là đối với giáo viên tiếng Anh phải thông thạo cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết, có thể đáp ứng được các yêu cầu của học sinh về lĩnh cực văn hoá, xã hội, con người, thể thao, thời tiết… theo các chủ điểm của chương trình giảng dạy tiếng Anh và luôn luôn tự tin trong thực hành giao tiếp tiếng Anh. Người giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm, có phương pháp giảng dạy khoa học, sáng tạo sẽ là những điều kiện cơ bản nhất để đạt hiệu quả dạy học cao. Vì vậy cần phải tạo điều kiện cho giáo viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ nếu chưa đạt các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Về cơ bản tiếp tục chủ trương của Bộ GD - ĐT về vấn đề bồi dưỡng giáo viên đã được thực hiện từ những năm học trước nhưng có bổ sung một số điểm sau:

- Xác định nội dung bồi dưỡng.

Đối với giáo viên tiếng Anh thì cần xác định trọng tâm bồi dưỡng, bồi dưỡng về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, sử dụng ĐDDH tiếng Anh hiệu quả. Phải xây dựng các cách thức tiến hành bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tổng kết rút kinh nghiệm sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng.

- Xác định cơ chế bồi dưỡng chuyên môn.

Lên chương trình, lập kế hoạch, hình thức triển khai, dự kiến mời chuyên gia bồi dưỡng, thành phần giáo viên, tạo điều kiện kinh phí, lập chế độ chính sách, sắp xếp thời gian, kiểm tra và đánh giá kết quả, có chế độ khen thưởng hay kỷ luật…

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Để tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh THCS, hiệu trưởng cần quan tâm đến nội dung bồi dưỡng, đó là phải có trọng tâm, phải bài bản, chuẩn hoá và toàn diện. Giáo viên không những được bồi dưỡng về nội dung, chương trình theo sách giáo khoa mới, về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh mà còn cần được bồi dưỡng chuyên môn về các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh theo

hướng giáo dục hiệnđại.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề của chương trình đổi mới, tiếp cận với môi trường giao tiếp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, của trường bạn, của các chuyên gia trong và ngoài nước về phương pháp giảng dạy tiếng Anh như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ. Bên cạnh đó còn cần phải áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm vào thiết kế giáo án điện tử giảng dạy, gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao.

- Các cấp quản lý hướng dẫn chương trình, nội dung bồi dưỡng, cách thức triển khai, tạo điều kiện về khinh phí, chế độ chính sách, thời gian phù hợp để giáo viên có thể tham gia bồi dưỡng được đầy đủ. Hiệu trưởng của các trường cần tranh thủ sự ủng hộ từ bên trong và ngoài nhà trường, cần kiểm tra lại các nguồn lực của đổi mới. Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường THCS có nhiều vấn đề đặt ra, cần được quán triệt giải quyết đối với các nhà trường và mỗi giáo viên, trong đó:

+ Giáo viên cần phải tự giác, chủ động, tích cực và tư duy sáng tạo, phải tự học, tự bồi dưỡng qua nhiều loại sách tham khảo tiếng Anh, qua các kênh thông tin giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao kiến thức, phương pháp của mình. Giáo viên có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi và bằng nhiều cách

khác nhau để trau dồi và nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình, góp phần tích cực cho phong trào học tập tiếng Anh của học sinh.

+ Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng giáo viên, tập huấn sách giáo khoa mới theo các bước như sơ đồ: Nghe báo cáo, thảo luận, làm mẫu, thực hành soạn bài, giảng bài, rút kinh nghiệm, thống nhất quy định thực hiện.

Các bước này cho thấy quan điểm toàn diện đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới. Bởi đó là việc bắt đầu từ nhận thức đến hoạt động cụ thể và cuối cùng là việc thể chế hoá để có thể thực hiện đại trà.

- Có nhiều phương thức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Phương thức chủ yếu đang được thực hiện là bồi dưỡng tại chỗ, tại trường. Tập trung vào việc bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, bồi dưỡng ngay trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, hiệu trưởng cần quan tâm các vấn đề sau:

+ Tổ chức đội ngũ giáo viên cốt cán của trường, đội ngũ này trong thời gian tập huấn sẽ nghiên cứu sâu một số bài khó dạy trong sách giáo khoa, xây dựng các bài giảng và sẽ giảng mẫu một số buổi cho giáo viên toàn trường hay toàn huyện tham dự, phân công nhiệm vụ trong giảng viên cốt cán, hoạt động này nhằm tạo sự chủ động hơn nữa và tăng thêm năng lực cho đội ngũ giáo viên cốt cán của trường và của huyện. Công văn số 2536/GV ngày 28/03/2003 của Bộ GD - ĐT đã nhấn mạnh yêu cầu các giáo viên cốt cán phải là những người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng. 96 Nghe báo cáo Thảo luận Làm mẫu Thực hành soạn bài Giảng bài Rút kinh nghệm Quy định thực hiện

+ Đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên tại trường mình, thời gian tập huấn tự quy định, trên cơ sở trình độ thực tế của đội ngũ giáo viên của trường.

+ Cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và đồ dụng dạy học cho giáo viên tự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho giáo viên được nghiên cứu sách giáo khoa, nắm được chương trình, nội dung trước, giáo viên dự kiến được cách sử dụng các đồ dùng dạy học trong các bài để trong quá trình bồi dưỡng sẽ có nhiều ý tưởng hay được đưa ra.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên tại các lớp tập huấn, theo các chủ trương: Tăng cường trao đổi, thực hành soạn bài giảng, tập giảng, nghiên cứu và phân tích các bài giảng, các phương pháp dạy học mới thông qua các băng hình, băng tiếng, đưa việc sử dụng giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học là một nội dung bắt buộc trong các tiết học, đặc biệt chú trọng năng lực diễn đạt bằng lời nói, cử chỉ, vẽ tranh của giáo viên để tiết học thêm hứng thú, sinh động, hấp dẫn.

- Khi tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch của thành phố, của huyện, trường, và của tổ, nhóm chuyên môn tiếng Anh cần chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn, về năng lực sư phạm, về cách thức sử dụng đồ dùng dạy học hiệu

quả, tăng cường kế hoạch bồi dưỡng hàng năm: + Tổ chức bao nhiêu đợt ?

+ Vào thời gian nào thì phù hợp ? + Dự kiến bao nhiêu ngày ? + Nội dung ? Phương pháp ? + Người tập huấn ?

+ Số lượng giáo viên tham dự ? + Tập trung vào khối, lớp nào ?

Bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn thì cần đi sâu vào nội dung:

+ Về mục tiêu, nội dung của phương pháp giảng dạy mới. + Rèn các kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết.

+ Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên gia làm chương trình, viết sách giáo khoa, chuyên gia nước ngoài về phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

+ Môi trường giao tiếp và thực hành.

+ Lên các dự án bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh ở trong và ngoài nước.

Bồi dưỡng về năng lực sư phạm:

+ Phương pháp truyền thụ kiến thức (phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh).

+ Phong cách, cử chỉ, thái độ phải mang tính sư phạm khi lên lớp. + Cách diễn đạt tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.

Bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp sử dụng đồ dình dạy học:

+ Cách sử dụng băng tiếng, băng hình, đầu đĩa, cát sét, tranh ảnh.

+ Thiết kế, tự làm đồ dùng dạy học đơn giản bám sát các chủ điểm trong chương trình.

+ Sưu tầm các ĐDDH có sẵn, chuẩn bị giấy khổ A3, A4. + Cách vẽ hình, tranh ảnh, soạn các posters.

+ Sử dụng máy vi tính, máy chiếu, projector, soạn giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy (phần mềm powerpoint).

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng đưa kế hoạch bồi dưỡng giáo viên vào kế hoạch công tác của trường trước mỗi năm học. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị, chuyên gia, báo cáo viên… ) để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên bộ môn Anh văn theo yêu cầu của giáo viên.

- Phòng giáo dục huyện xây dựng chương trình bồi dưỡng cho báo cáo viên, giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy

tiếng Anh mới, tập huấn cho giáo viên, rèn luyện kỹ năng nghe – nói, thực hành giao tiếp và phương pháp sư phạm của đặc thù bộ môn ngoại ngữ.

- Thực hiện kế hoạch số 79 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Chỉ thị số 35 của Thành uỷ (thực hiện Chỉ thị 40 của Ban bí thư) về việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giáo viên về tầm quan trọng của công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại các trường THCS trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập toàn cầu. Phòng giáo dục và các trường lên kế hoạch, xây dựng chương trình, lập dự trù kinh phí, dự kiến báo cáo viên bồi dưỡng chuyên môn và năng lực sư phạm cho đến năm 2020.

- Phòng Giáo dục phối hợp với các trường tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về cách sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điểm, bài dạy, sử dụng phần mềm để thiết kế giáo án điện tử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh.

- Các cấp quản lý cần đề nghị với Bộ, Sở GD - ĐT cùng với các cấp ban ngành liên quan có các quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường có điều kiện tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho một số học sinh với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, có chế độ hỗ trợ kinh phí cụ thể, những quy định về bồi dưỡng mới để giáo viên có điều kiện về thời gian và vật chất tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI (Trang 93 -93 )

×