75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL
3.2.3. Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh đồng bộ và thống nhất
đồng bộ và thống nhất
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Đổi mới chương trình, nội dung cho phù hợp với mục đích, yêu cầu (là thực hành giao tiếp) của môn ngoại ngữ, phù hợp với đối tượng học sinh
THCS, giúp các em có nhận thức, tiếp thu kiến thức mới và sử dụng trong giao tiếp.
Đổi mới chương trình, nội dung một cách đồng bộ, thống nhất giúp học sinh học tập một hệ thống kiến thức có tính liên thông giữa các cấp học với mức độ ngày càng nâng cao vì sự tiếp thu kiến thức của học sinh ngày càng tốt hơn, truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản theo quan điểm thực hành giao tiếp để các em có thể ứng dụng các kiến thức học được vào thực tiễn và cuộc sống xã hội.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Một trong những điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh là phải đổi mới chương trình, nội dung và sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh.
Quản lý đổi mới chương trình tiếng Anh ở THCS được xây dựng theo quan điểm sau:
1. Lấy kỹ năng giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
2. Coi học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của quá trình dạy học. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học.
3. Với nội dung dạy học được lựa chọn và trình bày theo hệ thống chủ điểm, vừa đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, chính xác và hiện đại của ngôn ngữ.
4. Chương trình là cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa, quản lý quá trình dạy và học, kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp đồng thời đánh giá kết quả học tập và giảng dạy.
Quản lý chương trình, nội dung phải là quản lý việc thực hiện đổi mới hoạt động giảng dạy của giáo viên, dựa trên mục tiêu và quan điểm thực hành giao tiếp. Chỉ đạo, giám sát và kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên, hoạt
động học của học sinh theo các quan điểm mới đề ra. Trên cơ sở đó sẽ chỉnh sửa, bổ sung những cái chưa được, những vấn đề còn bất cập để hoàn thiện chương trình và nội dung một cách đồng bộ và khoa học.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Từ năm học 2002 – 2003, Bộ GD – ĐT đã cho phát hành sách giáo khoa mới và đang dần được hoàn thiện, áp dụng chính thức cho khối THCS.
- Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9. - Sách bài tập tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9.
Cùng nhiều loại sách bài tập bổ trợ, sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh lựa chọn tài liệu bổ sung cho sách giáo khoa trên lớp, cũng có nhiều loại sách hướng dẫn dành cho phụ huynh học sinh tham khảo, hướng dẫn cho học sinh để học tốt tiếng Anh.
Chương trình, nội dung SGK tiếng Anh dùng cho học sinh THCS đã được đổi mới, được biên soạn theo hệ thống kiến thức, theo chủ điểm, đảm bảo tính giao tiếp và cơ bản của ngôn ngữ nhưng sau 9 năm thực hiện chương trình này thấy còn một số vấn đề bất cập sau đây mà các nhà quản lý chương trình SGK cần nghiên cứu để điều chỉnh:
- Chương trình SGK tiếng Anh lớp 6, 7, 8 quá dài, nên rút ngắn từ 1 đến 2 đơn vị bài học nhằm giảm tải chương trình đúng với mục tiêu đã đề ra, cần bổ sung vào trang giải nghĩa từ mới những từ mới khó đọc, chỉnh sửa giữa SGK và băng nghe cho khớp về nội dung và tên nhân vật.
- Về phân bố số tiết dạy tiếng Anh cho học sinh THCS cũng cần xem xét một cách khoa học, thực tiễn để có sự cân đối cho phù hợp với chương trình, nội dung sách giáo khoa. Vì mục đích của chương trình học tiếng Anh hiện nay là tập trung chủ yếu vào thực hành giao tiếp nên lượng kiến thức, từ mới tương đối nhiều, muốn dạy hết chương trình theo phương pháp mới và có hiệu quả cao thì cần phải tăng số tiết, đặc biệt là đối với chương trình tiếng
Anh lớp 8 và 9 bởi hai chương trình này dài, số lượng từ vựng nhiều, lại khó nên đề xuất số tiết cần điều chỉnh cụ thể là:
Lớp 6 7 8 9
Số tiết/ tuần hiện nay 3 3 3 2
Số tiết/ tuần cần điều chỉnh 4 4 5 5
Với chương trình, nội dung sách giáo khoa mới như vậy, hiệu trưởng các trường THCS cần phải tăng cường:
- Tổ chức họp hội đồng giáo viên nhấn mạnh mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa nói chung và của môn ngoại ngữ nói riêng trong giai đoạn mới.
- Có kế hoạch thống nhất, đồng bộ, chi tiết, và cụ thể trong tổ, nhóm chuyên môn về việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh theo quy định đối với học sinh THCS ngay từ đầu mỗi năm học để sắp xếp thời khoá biểu cho hợp lý với từng khối lớp, phân công giáo viên phù hợp về năng lực chuyên môn đảm nhiệm.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình, nội dung, đảm bảo chất lượng học sinh. Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, yêu cầu giáo viên thống kê, rà soát và báo cáo việc thực hiện chương trình để có kế hoạch chỉ đạo tiếp theo.
- Đồng thời phải tăng cường phổ biến, hướng dẫn giáo viên, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình, nội dung.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Trong quá trình dạy học, giáo viên nghiên cứu, đề xuất ý kiến về chương trình, nội dung SGK, xem xét, nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo một cách đồng bộ việc thực hiện chương trình, nội dung SGK trong năm học, thường xuyên kiểm tra,
đánh giá, rút kinh nghiệm để góp phần bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung sách giáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh THCS.
- Các cấp quản lý giáo dục nghiên cứu lại toàn bộ hệ thống kiến thức dựa trên ý kiến thực tế của giáo viên, trên cơ sở khoa học để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh THCS. Đồng thời cân đối, phân bố lại thời lượng số tiết dạy các môn học, trong đó có môn tiếng Anh cho hợp lý, đảm bảo cho giáo viên và học sinh có đủ thời gian để truyền thụ và tiếp thu chương trình theo quy định.
Đây cũng là một biện pháp hết sức cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy và học tiếng Anh, cần được quan tâm, xem xét và thực hiện để có thể nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở THCS.