0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh THCS huyện Mê Linh 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI (Trang 90 -90 )

75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL

3.2. Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh THCS huyện Mê Linh 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò và sự cần thiết phải dạy tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Các lực lượng giáo dục, cán bộ quản lý các cấp, các ngành, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng thực sự của dạy học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập là nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giỏi ngoại ngữ để phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiểu được lợi ích của của dạy học tiếng Anh đối với học sinh và toàn xã hội trong bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam hiện nay là trang bị phương tiện giao tiếp cần thiết để học tập, làm việc, giao lưu và phát triển.

Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tiếng Anh nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của bộ môn tiếng Anh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, hiểu được vấn đề cấp thiết và nhu cầu học tiếng Anh của học sinh để có trách nhiệm cao trong quản lý, giảng dạy, để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông.

Từ nhận thức này, mọi người sẽ có quan điểm, thái độ và ý thức trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xã hội hoá trong việc dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Các trường THCS đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy đã có nhiều cố gắng, coi trọng, quan tâm đến bộ môn này. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có phần nào nhận thức của mọi người về vấn đề dạy học tiếng Anh ở các trường THCS chưa cao nên hiệu quả, chất lượng dạy học tiếng Anh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đối với học sinh THCS sau bốn năm học. Để hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần:

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thảo, toạ đàm, tư vấn, các hình thức ngoại khoá, nói chuyện, trao đổi về sự cần thiết, vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Anh và học giỏi tiếng Anh trong học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao nhận thức và nhu cầu học tập tiếng Anh, bởi đó là ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ của hội nhập và phát triển xã hội. Đưa ra lợi ích của việc nắm vững ngôn ngữ quốc tế đối với học sinh là gì? Nếu học tốt bộ môn này, sẽ có những cơ hội phát triển ra sao, gây hứng thú và say mê học tập bộ môn này, tạo sự hợp lực, đồng tâm nhất trí cao, ủng hộ và tạo điều kiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời kỳ mới.

- Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị để đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp giảng dạy mới phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đề ra, vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện các biện pháp

- Tổ chức hội thảo, nói chuyện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực khi hội nhập quốc tế của đất nước từ đó mọi người sẽ hiểu rõ về vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ trong cuộc sống.

- Ngành giáo dục huyện phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, giới thiệu chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về dạy tiếng Anh vào đầu mỗi năm học trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho toàn xã hội và các cán bộ quản lý giáo dục, các ban ngành trong huyện Mê Linh trong việc nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Anh trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thời kỳ phát triển đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới.

- Quán triệt sâu rộng tới các tổ chức trong nhà trường, tới các tổ, nhóm bộ môn về mục tiêu của dạy học tiếng Anh ở các trường THCS. Xây dựng kế hoạch của tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên, đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp, phân công trách nhiệm cụ thể và các điều kiện thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh.

- Trong các tiết học chính khoá, các buổi học ngoại khoá, bồi dưỡng câu lạc bộ học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh học tập bộ môn, xác định mục tiêu học tập tiếng Anh cho học sinh, khích thích hứng thú học tập, xây dựng bầu không khí học tập, hướng dẫn phương pháp học tập tiếng Anh cho học sinh, nhằm mục đích làm cho học sinh thích học tiếng Anh, cố gắng học tập, chuyên cần, chăm chỉ, đạt kết quả tốt hơn trong học tập.

- Xây dựng kế hoạch là chức năng của Phòng giáo dục, các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên giảng dạy tiếng Anh. Trong kế hoạch này, cần đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp, phân công trách nhiệm và các điều kiện phục vụ

cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Kế hoạch này cần được lãnh đạo thông qua, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường như cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học…

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ sở giáo dục trong và ngoài nhà trường hiểu rõ mục đích dạy học tiếng Anh ở các trường THCS và ủng hộ. Các cấp quản lý giáo dục thường xuyên tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự cần thiết phải dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh.

- Các trường THCS, các tổ chuyên môn phải lập kế hoạch phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong học sinh, cha mẹ học sinh về vai trò, vị trí của dạy học tiếng Anh ở các trường THCS, để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh và đẩy mạnh tuyên truyền hoá giáo dục.

- Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện chủ trương cũng như kế hoạch dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI (Trang 90 -90 )

×