0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá dạy học tiếng Anh phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường THCS

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI (Trang 115 -115 )

75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL

3.2.7. Đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá dạy học tiếng Anh phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường THCS

phù hợp với mục tiêu dạy học ngoại ngữ ở các trường THCS

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học tiếng Anh phải phù hợp với mục tiêu dạy học tiếng Anh nhằm đánh giá một cách khách quan, thực chất hoạt động dạy và học tiếng Anh, nhằm kiểm tra kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh đánh giá được bản thân các em đã có tiến bộ gì? và những gì các em chưa đạt được. Kết quả các bài kiểm tra sẽ tạo động lực thúc đẩy động cơ học tập của học sinh được tốt hơn. Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh còn giúp giáo viên đánh giá được chất lượng, nắm được trình độ, sức học của học sinh, kiểm tra được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy của mình để điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp hơn.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung và cấu trúc của các bài kiểm tra cần sát với nội dung về kiến thức và chủ điểm đã học trong sách giáo khoa. Khi tiến hành xây dựng phương án kiểm tra hiệu trưởng sẽ thông qua các quy chế cho điểm, đầu điểm, thời lượng, thời gian của các bài kiểm tra khác nhau đối với từng khối lớp, đặc biệt nhấn mạnh theo yêu cầu đặc thù bộ môn tiếng Anh là kiểm tra kiến thức về ngôn ngữ, yêu cầu giáo viên học tập, quan tâm và thực hiện các quy định sau:

+ Các hình thức kiểm tra, mục đích kiểm tra của từng loại hình thức là kiểm tra đánh giá năng lực, kiểm tra xác định trình độ, hay kiểm tra kết quả học tập để xếp học sinh theo nhóm, lớp thích hợp.

+ Để xác định kết quả đạt được sau một khoá học, để đánh giá năng lực của học sinh, phải xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp với mục đích, yêu cầu,

trình độ, đối tượng học sinh và kiểm tra kỹ năng gì, thời gian làm bài, dạng bài, tỷ lệ điểm, số bài kiểm tra trong một học kỳ, một năm học.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Đối với việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh ở trung học cơ sở, hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. Điều này có nghĩa là các bài kiểm tra phải nhằm kiểm tra 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ trong nội dung chương trình. Cụ thể là:

+ Nội dung các bài kiểm tra như bài nói, đọc, nghe, viết phải nằm trong phạm vi các chủ điểm, chủ đề được giới thiệu trong chương trình, nội dung sách giáo khoa.

+ Kiến thức từng loại kỹ năng, cần được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Các bài kiểm tra 1 tiết nên bao gồm ba kỹ năng: nghe - đọc - viết. Các bài kiểm tra học kỳ, cuối năm, thi tốt nghiệp nên gồm năm hình thức: nói - nghe - đọc - viết và ngôn ngữ.

+ Đánh giá theo thang điểm lớn hơn 10 (50 điểm) sau đó quy về thang điểm 10.

Để đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá việc dạy học tiếng Anh cho phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy học tiếng nước ngoài ở các trường THCS, hiệu trưởng các trường THCS cần:

- Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, học tập, thông qua các quy chế, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá của Sở GD – ĐT vào đầu các năm học để giáo viên nghiêm túc thực hiện. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu của chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh vào

thực tế khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh để xây dựng, cải tiến các hình thức kiểm tra phù hợp để có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh trong cả một quá trình học tập.

- Các trường lập kế hoạch thường xuyên và định kỳ về việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về mọi mặt. Khi lập kế hoạch cần kiểm tra cần đưa ra mục đích, nội dung và các tiêu chí để kiểm tra. Việc tổ chức các ban kiểm tra phải đúng cơ cấu, đúng nguyên tắc, cần xây dựng rõ ràng thang điểm kiểm tra; kết quả kiểm tra cuối cùng phải được quy thành điểm số, từ đó để đánh giá và kết luận mức độ khen thưởng hay kỷ luật. Tăng cường cách thức kiểm tra 1 tiết, học kỳ (45phút) chung cho toàn khối, chấm điểm kiểm tra chéo giữa các lớp để đánh giá được trình độ, kiến thức chung của học sinh và có tính khách quan, công bằng.

- Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc ứng dung CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo quy định của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh, vừa quản lý điểm một cách khách quan, công bằng và chính xác, lập ngân hàng đề với bộ môn tiếng Anh theo các khối lớp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng qua các đợt thi đua, các đợt kiểm tra định kỳ hay thanh tra toàn diện về việc dạy học của giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời có chế độ, chính sách khen chê, nhắc nhở kịp thời.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Như vậy, với tầm quan trọng và vai trò của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học tiếng Anh ở trường THCS, chúng ta thấy việc đánh giá cần được thực hiện trong cả quá trình học tập chứ không chỉ dựa vào kết quả bài

thi hoặc bài kiểm tra cuối năm. Việc kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. Điều này có nghĩa là các bài kiểm tra phải nhằm kiểm tra các kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết trong khuôn khổ các kiến thức quy định trong nội dung chương trình và sách giáo khoa. Cho nên hiệu trưởng các trường THCS nên có kế hoạch:

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra dạy và học của giáo viên và học sinh theo yêu cầu đổi mới của chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI (Trang 115 -115 )

×