Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội (Trang 103)

75 TheLbossL L L L Lworkers5 65 standLoverLL

3.2.4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS

khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục THCS, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học nhằm tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức, tham gia vào các hoạt động học tập với tư cách là chủ thể, rèn luyện các kỹ năng một cách tự nhiên và năng động hơn, tránh lối truyền thụ một chiều, tiến tới dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, đóng vai trò người trọng tài, người cố vấn các hoạt động của học sinh. Và chính vì vậy những yêu cầu đặt ra trong mục đích thực hành giao tiếp phải trở thành trọng tâm của cả quá trình dạy học tiếng Anh, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động dạy học tiếng Anh của thầy và trò cũng như phương hướng chỉ đạo chủ yếu của các cấp quản lý giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm đạt được các mục đích đó.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Để thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở các trường THCS người hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của các phương pháp truyền thống, đồng thời cũng tăng cường sử dụng các phương pháp mới. Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về phương pháp dạy học mới và về cách thức hoạt động để học sinh thực hiện quá trình học tập.

- Cần đề cao các phương pháp học tập tiếng Anh tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được của học sinh.

- Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành, kiểm tra và đánh giá việc tiếp thu kiến thức và cách thức vận dụng kiến thức của học sinh trong thực tiễn, thực hành giao tiếp ngôn ngữ.

- Tăng cường các hoạt động theo cặp, nhóm để rèn luyện kỹ năng lời nói dưới dạng nghe - nói - đọc - viết, tạo cho học sinh có môi trường giao tiếp với các tình huống đa dạng của cuộc sống và cách ứng xử bằng tiếng Anh cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện các biện pháp

- Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh của giáo viên một cách có hiệu quả, hiệu trưởng các trường THCS cần chỉ đạo, tổ chức, phân công giảng dạy phù hợp trên quan điểm vì chất lượng học sinh và vì chất lượng giáo dục chung.

- Sắp xếp thời khoá biểu khoa học, mang tính sư phạm trong tổ chức điều hành hoạt động dạy học của giáo viên sao cho không dạy quá nhiều tiết trong một ngày, một buổi dạy, số tiết dạy nên dãn đều các ngày trong tuần,

phân công giảng dạy hợp lý, mỗi giáo viên không phải soạn và dạy nhiều khối lớp trong một năm học.

- Tổ chức cho giáo viên học tập, hướng dẫn cách soạn giáo án, tiến hành các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, tăng cường tổ chức hoạt động tập thể phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính độc lập, tự giác cao của học sinh.

- Định hướng, chỉ đạo giáo viên liên tục thực hiện đổi mới phương pháp trong tất cả các giờ lên lớp theo quan điểm đề cao, phát huy tốt vai trò tích cực, hứng thú của học sinh, tổ chức hoạt động trên lớp cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình, hướng dẫn học sinh ý thức và thói quen tự học, tự làm giàu vốn hiểu biết của mình với nhiều hình thức dạy học linh hoạt, cần rèn luyện cho học sinh khả năng thực hành lời nói, khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện những hành động lời nói theo tình huống, đạt những mục đích giao tiếp cụ thể.

- Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy

tiếng Anh mới: Phương pháp giảng dạy tiếng Anh “hai chiều” hay còn gọi là

“Communicative language teaching”. Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ, trao đổi, tranh luận, đưa ra ý kiến của mình theo một chủ đề nhất định được giáo viên đưa ra, có một nhóm trưởng nghi lại các ý kiến của các bạn vào một tờ giấy khổ A3. Giáo viên liên tục đến nhóm này hướng dẫn, sang nhóm khác tìm ra câu trả lời…

Đó là cách dạy tập trung về giao tiếp, giúp học sinh thực hành nói một cách trôi chảy, nâng cao khả năng nghe, khiến học sinh năng động và thuần thục thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ. Tất cả giáo viên dạy tiếng Anh cần phải biết và áp dụng được phương pháp này, phải cố gắng ứng dụng vào thực tế giảng dạy và thực hành cho học sinh của mình. Nói cách khác, giáo viên cần có tính sáng tạo, phải biết nhấn vào điểm cơ bản nhất trong nội dung bài

dạy. Vì vậy, cả giáo viên trong quá trình giảng dạy, phải không ngừng học hỏi. “Hai chiều” không chỉ thể hiện trong nói – nghe, mà còn là phương pháp dạy học của học sinh và giáo viên. Giáo viên cần tiếp cận học sinh trong quá trình dạy một cách năng động và khoa học.

- Các trường tổ chức giáo viên dạy chuyên đề, hội giảng trong trường, liên trường, trong huyện, dự giờ để học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh các lớp và các trường trong huyện.

- Một hình thức quan trọng và cần thiết nữa đó là phải tổ chức các cuộc hội thảo, bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, tổ chức các lớp luyện nghe – nói cho giáo viên, mời chuyên gia giảng dạy và hướng dẫn vào các dịp hè để tăng sự tự tin trong giao tiếp và giảng dạy.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh của giáo viên bằng các hình thức dự giờ có báo trước hoặc dự giờ đột xuất, thanh tra định kỳ, thanh tra toàn diện, đánh giá, nhận xét vào sổ thanh tra của giáo viên trong mỗi năm học.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, ngoài các phương tiện nghe – nhìn phổ thông như đài cát sét, băng tiếng, truyền hình, đầu đĩa CD, các trường THCS cần đầu tư thêm các trang thiết bị mới phù hợp với nhu cầu thời đại như máy vi tính, phòng học tiếng chuyên dụng (nghe – nói), phòng xem phim… để giáo viên có thể tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.

- Phòng Giáo dục và hiệu trưởng lập kế hoạch tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng dạy để nâng cao trình độ tiếng Anh của giáo viên, từ đó giúp giáo viên dễ dàng hơn khi thực hiện đổi mới phương pháp. Hiện nay có một số học sinh rất giỏi về khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, viết tiếng

Anh tốt, đọc hiểu giỏi nhưng khả năng nghe – nói còn yếu. Một phần do các em còn ngại nói, chưa tự tin, sợ sai phần khác là do phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ một chiều, không tạo ra được sự chủ động trong giờ học của các em. Học sinh không thích giáo viên chỉ có viết lên bảng, rồi giảng giải, các em thích các trò chơi sinh động, thích được làm việc theo cặp, theo nhóm.

- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để giáo viên yên tâm và có điều kiện tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, phương pháp và luyện nghe – nói.

- Hiệu trưởng có kế hoạch, tạo điều kiện, sắp xếp thời khoá biểu để giáo viên có lịch ổn định trong tuần, trong tháng tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để bàn bạc, trao đổi đưa ra các phương pháp dạy học hay, sáng tạo, hữu hiệu nhất phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong một lớp để giáo viên tham khảo.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w