4.3.1. Sản xuất nông nghiệp và vai trò của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã
Theo quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Liên năm 2014, diện tích đất nông nghiệp là 829,61ha chiếm 78% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng trọt 426,35ha, đất lâm nghiệp 392,86ha, đất nuôi trồng thủy sản 10,4ha. Xã đang có quy hoạch mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.
Hình 4.5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phân theo ngành năm 2014
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Liên, 2014)
Theo kết quả điều tra nông hộ, tổng thu nhập của 30 hộ dân được phỏng vấn gần 2,3 tỉ đồng trong năm, so với các nguồn thu nhập khác thì việc đánh bắt hải sản mang lại nguồn lợi lớn nhất với hơn 66,9 triệu đồng/hộ/năm, tuy nhiên hoạt động này lại gặp rủi ro cao do tình hình diễn biến thời tiết thất thường.
Bảng 4.5: Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hoạt động Số hộ dân tham gia
Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp (1000đ/năm) Tổng Lớn nhất Thấp nhất Trung bình Trồng trọt 19 285.300 40.000 1.300 15.275 Chăn nuôi 18 1.179.000 300.000 2.000 66.956 ĐBTN 9 680.000 100.000 50.000 75.555 NTTS 2 70.000 50.000 20.000 35.000 Chế biến thủy sản 5 80.000 30.000 10.000 22.857
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Bên cạnh nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hộ dân còn có các khoản thu khác khá lớn gần 3,2 tỉ đồng/năm. Đặc biệt,tổng nguồn thu lớn nhất nhờ xuất khẩu lao động với 2,148 tỉ đồng/năm từ 13 hộ dân.
Bảng 4.6 : Các nguồn thu nhập khác Các khoản thu nhập Số hộ tham gia Thu nhập (1000đ/năm) Tổng Lớn nhất Nhỏ nhất
Tiền lương nhà nước 4 144.000 48.000 12.000
Bán buôn, bán lẻ 2 72.000 36.000 36.000
Nấu rượu 1 24.000 24.000 24.000
Phụ hồ, thợ xây 9 576.000 72.000 60.000
Xuất khẩu lao động 13 2.148.000 360.000 96.000
Lương hưu,an sinh xã hội 5 50.400 12.000 2.400
Khoản khác 3 156.000 84.000 12.000
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Trên thực tế, thu nhập từ các hoạt động kinh tế khác lớn hơn nhiều so với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, các năm gần đây, người dân đang có xu hướng chuyển sang các ngành kinh tế khác và giảm hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt là hướng đi xuất khẩu lao động ngày càng gia tăng
(phỏng vấn cán bộ xã).
4.3.2. Trồng trọt
Hằng năm, tại xã có các cây trồng chính lúa, lạc, khoai sắn; đất trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất 214,7ha chiếm 63%, đất trồng lạc 82ha và đất trồng khoai sắn chỉ 42ha. Diện tích giao trồng cây lương thực qua các năm có nhiều thay đổi, đặc biệt giảm mạnh ở năm 2011, 2012, đến năm 2013 lại tăng lên đáng kể.
Hình 4.6: Diện tích gieo trồng cây lương thực qua các năm từ 2010-2013
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghi Xuân, 2013)
Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng 214,7 ha lúa giảm 30ha so với năm 2013, tập trung ở vụ Đông xuân, năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha, sản lượng 11.164,4 tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2013 nhờ giao trồng các giống lúa dòng X, lúa Hương Thơm, Khang Dân đạt năng suất cao.
Hình 4.7: Sản lượng các cây trồng chính (tấn)
(Nguồn: UBND xã Xuân Liên, 2014)
Có thể thấy rằng, diện tích trồng cây lương thực ngày càng có xu hướng giảm do thu nhập mang lại không đáng kể. Tuy nhiên, năng suất cây trồng lại tăng hoặc không đổi. Riêng sản lượng khoai năm 2014 giảm 22,23% so với năm 2013.
Theo kết quả phỏng vấn 30 hộ dân đại diện trong xã, các cây trồng chính của hộ dân là lúa, lạc, khoai, sắn chỉ được trồng 1 vụ trong năm.
Hình 4.8: Diện tích trung bình các loại cây trồng
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Theo hình 4.8 cho thấy diện tích gieo trồng lớn nhất là lúa với 0,24ha/hộ, tiếp theo là khoai, sắn với 0,15ha/hộ đây là 2 loại cây trồng có thể thay thế cho nhau và cuối cùng là lạc 0,11ha/hộ.
Bảng 4.7 : Năng suất và sản lượng cây trồng chính Cây trồng Số hộ tham gia Năng suất trung bình (kg/ha) Sản lượng lớn nhất (kg) Lúa 17 4800 2500 Lạc 18 1800 1000 Khoai 6 1500 2000 Sắn 6 2500 2000
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Qua phỏng vấn nông hộ, cho thấy diện tích gieo trồng đang có xu hướng giảm do tại địa phương đang tiến hành quy hoạch đất trồng trọt sang mục đích kinh tế khác. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác tiên tiến và thay đổi giống cây trồng mới nên năng suất và sản lượng cây trồng được tăng đáng kể so với các năm trước (phỏng vấn sâu nông hộ).
Ngoài các cây lương thực thì tại đia phương còn có các hoạt động trồng rừng (sản xuất lâm nghiệp) mang lại nguồn thu đáng kể. Xuân Liên là một trong các xã diện tích đồi núi lớn với 393,82 ha, trong đó rừng sản xuất 161,62ha, rừng phòng hộ 232,2 ha, rừng ở đây phát triển trên núi đá đen nên tỉ lệ đồi núi trọc cao, chủ yếu trồng cây tràm, keo lai, bạch đàn, phi lao. Với 9 km ven chân núi Hồng Lĩnh, diện tích trồng rừng kết hợp chăn thả đàn gia súc rất lớn là điều kiện cho Xuân Liên hình thành các trang trại, gia trại tập trung phát triển theo mô hình nông lâm kết hợp. Tổng giá trị về lâm nghiệp đạt 1,5 tỉ đồng tăng 60% so với cùng kỳ năm 2013.
4.3.3. Chăn nuôi
Chăn nuôi là lĩnh vực sản xuất được người nông dân trong xã ngày càng quan tâm phát triển vì nó mang lại thu nhập tương đối lớn cho người dân, tổng giá trị chăn nuôi toàn xã năm 2014 đạt 8 tỉ đồng tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên do nhiều yếu tố mà diễn biến đàn gia súc trong nhiều năm trở lại đây có sự biến động. Cụ thể như sau:
Bảng 4.8: Diễn biến số lượng đàn gia súc, gia cầm xã từ năm 2011-2013
Năm Vật nuôi (con)
Trâu Bò Lợn Gia cầm
2011 156 860 640 19.000
2012 156 832 580 24.000
2013 176 845 307 25.000
(Nguồn: UBND xã Xuân Liên)
Như vậy, chúng ta thấy rằng tổng số đàn trên địa bàn xã giảm qua các năm, rõ rệt nhất là đàn lợn do nguồn vốn đầu tư về giống, thức ăn quá cao; tổng đàn trâu bò những năm trở lại đây tuy không giảm nhưng chất lượng đàn bò không được cải thiện tỉ lệ bò lai sin đạt thấp mới 20%; so với đàn lợn và trâu bò thì đàn gà vẫn được duy trì nhưng sản lượng đạt thấp, do nuôi giống gà vườn.
Theo ý kiến của các hộ dân, số hộ gia đình tham gia chăn nuôi đang có xu hướng giảm về số lượng đặc biệt là lợn, số hộ gia đình tham gia nuôi lợn ngày càng ít chỉ có một số hộ nuôi tập trung đàn theo kiểu nuôi tận dụng chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể số hộ tham gia hoạt động chăn nuôi như hình 4.10 Sau:
Hình 4.9: Hộ tham gia chăn nuôi
Các hộ dân chủ yếu chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình, riêng gia cầm còn được nuôi để tăng thêm nguồn thực phẩm tiêu dùng trong gia đình. Ngoài ra, một ít hộ còn nuôi thêm giống lợn nứt để làm thực phẩm vào cuối năm cho gia đình mình (phỏng vấn sâu hộ dân).
Bảng 4.9 : Mục đích nuôi và giá trị của vật nuôi
Vật nuôi Số hộ Mục đích nuôi (hộ) Tổng giá trị (triệu đồng) Giải trí Phục vụ kt khác Tăng thu nhập Tiêu dùng Trâu 3 _ _ 3 _ 300 Bò 11 _ _ 11 _ 540 Dê 2 _ _ 2 _ 80 Lợn 5 _ _ 3 2 148 Gia cầm 15 _ _ 13 14 82
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Một số năm trở lại đây đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại nhưng quy mô còn nhỏ, hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết lợi thế về đất đai ven chân núi Hồng Lĩnh.
Nhìn chung, về chăn nuôi chủ yếu là hình thức chăn nuôi hộ gia đình và một số ít gia trại, công tác kiểm soát dịch bệnh không tốt, hiệu quả từ ngành chăn nuôi chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế về đất đai, nguồn nước... để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
4.3.4. NTTS và ĐBTN
Với lợi thế là xã ven biển có nguồn lợi thủy hải sản lớn. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản và đánh bắt tự nhiên đang được CQĐP cũng như nhân dân quan tâm. Sản lượng thủy hải sản những năm gần đây ngày càng tăng lên đáng kể (Hình 4.7) nhờ áp dụng các kĩ thuật đánh bắt và nuôi trồng hiệu quả.
Hình 4.10: Sản lượng thủy hải sản qua từ năm 2010-2013
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghi Xuân, 2013)
Nuôi trồng thủy sản
Hiện nay toàn xã có 15,8 ha nuôi trồng, sản lượng 43 tấn, giá trị đạt 1,22 tỉ đồng tăng 36% so với năm 2013 chủ yếu là ao nuôi theo hộ gia đình và một số mô hình phát triển theo hướng trang trại, gia trại ở vùng ven chân núi Hồng Lĩnh, loài nuôi chủ yếu là các loại cá nước ngọt như: trắm cỏ, chép, trê phi, rô phi đơn tính, sản lượng đạt 8,4 tấn.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với các hộ dân được phỏng vấn còn chưa được chú trọng. Trong 30 hộ dân được phỏng vấn chỉ có 2 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản ở vùng nước ngọt, hình thức nuôi theo hộ gia đình và phát triển mô hình theo hướng gia trại ở ven chân núi Hồng Lĩnh.
Bảng 4.10 : Nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình
Tên loài Số hộ Diện tích ao nuôi (ha) Số vụ nuôi trong năm Sản lượng (kg/ha/vụ) Thu nhập (triệu/ha/vụ) Cá 2 2.5 1 560 28
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Đối với hoạt động nuôi trồng nhìn chung, sản lượng của hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ dân còn thấp do kĩ thuật nuôi trồng chưa cao, không
phải hộ gia đình nào cũng có tiềm lực kinh tế để thực hiện vì phụ thuộc vào vốn đầu tư (nguồn lực tài chính) và kiến thức kỹ thuật (nguồn lực con người).
Đánh bắt thủy sản
Hiện nay toàn xã có 131 chiếc thuyền khai thác hải sản, chủ yếu là tàu đánh bắt gần bờ nên hiệu quả đánh bắt thấp. Trong những năm qua do thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, ngư trường cá xuất hiện ít, đặc biệt khu vực gần bờ rất hiếm cá; số lượng tàu thuyền đã được đầu tư đóng mới từ lâu đến nay đã xuống cấp, công tác đầu tư sửa chữa nâng cấp ít được chú trọng, việc cải tiến ngư cụ, phát triển ngư trường còn nhiều hạn chế nên sản lượng khai thác hải sản đạt thấp, chưa tương xứng với tiềm năng nguồn lợi mà kinh tế biển đưa lại. Sản lượng khai thác hàng năm chỉ đạt 250-280 tấn. So với năm 2013, lượng đánh bắt hải sản năm 2014 thu hoạch được 630 tấn, giá trị ước đạt 9 tỉ đồng, tăng 35% so với năm 2013.
Trong các hộ dân được phỏng vấn, có 10 hộ tham gia đánh bắt tự nhiên nằm trong thôn Lâm Thịnh. Nghề nghiệp chính của các hộ dân này là đánh bắt hải sản.
Bảng 4.11 : Hoạt động đánh bắt tự nhiên của các hộ dân
Loài Số hộ tham gia Sản lượng trung bình (kg/chuyến)
Cá 9 21
Tôm 6 7,2
Mực 5 12
Cua 7 10
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
Hoạt động đánh bắt chủ yếu gần bờ với các loại hải sản cá, tôm, cua khoảng cách đánh bắt so với bờ biển là 11km, ở độ sâu 10m so với mực nước biển. Ngoài ra, một số hộ dân còn đánh bắt mực với khoảng cách xa hơn. Tần
suất đánh bắt hải sản phụ thuộc vào diễn biến thời tiết, do thời tiết tại địa phương diễn biến thất thường nên tần suất đánh bắt của hộ dân đang có cu hướng giảm. giá trị trung bình các loại hải sản trong một chuyến đánh bắt của các hộ thể hiện như hình sau:
Hình 4.11: Giá trị trung bình các loại hải sản của một chuyến đánh bắt
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)
4.3.5. Chế biến thủy sản
Hoạt động chế biến thủy sản tại địa phương chưa được chú trọng phát triển. các hoạt động mang tính tự phát không có chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, kĩ thuật chế biến bằng thủ công nên chưa đạt sản lượng cao.
Có 5 hộ dân trong 30 hộ được phỏng vấn tham gia hoạt động chế biến thủy sản. Tình hình chế biến thủy sản của các hộ dân theo hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng gia đình. Nguyên liệu chế biến là các loài sản sản, cho ra sản phẩm như nước mắm, cá khô, mực khô, tôm sấy với sản lượng sau khi chế biến như bảng 4.12 nhìn chung, hoạt động chế biến thủy sản còn chưa được chú trọng nên sản lượng còn thấp và số hộ tham gia còn ít.
Bảng 4.12 : Sản lượng chế biến hải sản
Loài Sản lượng (kg)
Cá 180
Tôm 40
Mực 60
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2015)