0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Các giải pháp được thực hiện của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THIÊN TAI TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN XÃ XUÂN LIÊN, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 70 -70 )

Hằng năm, chính quyền địa phương (CQĐP) có triển khai các giải pháp ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, các giải pháp cụ thể chủ yếu là các giải pháp ứng phó với bão lụt. Các thiên tai khác chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể.

• Giải pháp ứng phó với bão lụt

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn (BCH PCLB- TKCN) xã họp để triển khai các kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, bố trí phương tiện, lực lượng để phục vụ công tác chỉ đạo và trực tiếp thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra trong mưa bão.

Bảng 4.19: Các giải pháp cụ thể phòng chống bão lụt, mưa lớn của CQĐP Thời điểm Một số giải pháp cụ thể Trước khi thiên tai xảy ra

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai cho cộng đồng dân cư để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Tổ chức bảo vệ, phục hồi và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven bờ biển. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công hoàn thành trước mùa bão lụt.

- Chỉ đạo các thôn bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ bảo vệ sản xuất.

- Tăng cường công tác quản lí tàu thuyền đánh cá, tổ chức kiểm điểm nắm chắc số lượng tàu thuyền và thuyền viên.

- Tiến hành kiểm tra, khảo sát nắm chắc hiện trạng các công trình hồ, đập. Lập, phê duyệt và triển khai phương án đảm bảo an toàn các công trình trọng điểm.

Trong khi thiên tai xảy ra

- Cán bộ CQĐP trực tiếp xuống tận các chủ trang trại, gia trại để kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các thôn đơn vị.

- Thông tin cho toàn bộ số thuyền đánh cá tránh bão an toàn. Tổ chức sơ tán dân về nơi sơ tán an toàn. Kết hợp với đồn Biên phòng Lạch Kèn tổ chức cứu hộ các tàu thuyền.

Sau khi thiên tai xảy ra

- Tổ chức thành lập các tổ kiểm tra xuống tận địa bàn thôn cùng các đơn vị, nắm bắt tình hình thiệt hại, khẩn trương cứu trợ các gia đình đang gặp nạn.

- Tiếp nhận và cấp phát kịp thời đầy đủ đúng đối tượng các loại lương thực đồ dung sinh hoạt do cáp trên hỗ trợ, xử lí vệ sinh môi trường khôi phục công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013-triển khai nhiệm vụ năm 2014)

Các giải pháp để ứng phó và giảm nhẹ RRTT trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa phương

Để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác ứng phó thiên tai tại địa phương, CQĐP đã chủ động thực hiện các giải pháp về cơ sở hạ tầng, kỹ

thuật sản xuất, trợ giúp xã hội và các giải pháp về môi trường giảm thiểu thiệt hại đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.20: Giải pháp ứng phó và giảm nhẹ thiên tai tại xã Xuân Liên STT Giải pháp Nội dung cụ thể

1 Cơ sở hạ tầng Đảm bảo an toàn hồ đập và hệ thống giao thông trọng điểm, nâng cấp làm đường giao thông nông thôn 9,8km.

Triển khai nạo vét kênh mương và khắc phục các đoạn mương bị hỏng do mưa lũ gây ra chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân năm 2014-2015, đồng thời bê tông hóa 5,95km kênh mương.

Được đầu tư của nhà nước xây dựng tuyến đường Quốc lộ ven biển.

2 Kỹ thuật sản xuất

Bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ bảo vệ sản xuất, né tránh từng bước thích ứng với BĐKH, thời tiết thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp cho vụ hè thu. 3 Trợ giúp xã

hội

Tập trung triển khai đề án 1002 “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2015 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt”.

Tăng cường công tác quản lí các thuyền đánh cá đặc biệt khi có bão, ATND và thời tiết nguy hiểm.

4 Giải pháp về môi trường

Tổ chức bảo vệ, phục hồi và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển với 232,2 ha

(Nguồn:UBND xã Xuân Liên)

Những năm gần đây, do chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, cũng phổ biến phòng chống thiên tai cho người dân do đó thiệt hại về tính mạng và tài sản do thiên tai đối với toàn xã giảm rõ rệt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THIÊN TAI TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN XÃ XUÂN LIÊN, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 70 -70 )

×