Các nghiên cứu đánh giá tác động của RRTT tới cộng đồng ven biển

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35)

Peter và Greet (2007) đã tập hợp các kết quả nghiên cứu về BĐKH trong thông báo quốc gia (TBQG) của Việt Nam để tổng quan về BĐKH trong báo cáo điển hình về “BĐKH và phát triển con người ở Việt Nam”. Báo cáo đã nêu được mối đe doạ về biến đổi khí hậu, người nghèo nông thôn là những người trực tiếp và ngay lập tức phải đối mặt với thách thức đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong, dễ bị tổn thương khi xảy ra thiên tai. Tính diễn biến thất thường của BĐKH làm cho sinh kế của người nông dân bị tổn thương nghiêm trọng trước các rủi ro thiên tai. Trình bày về sắp xếp tổ chức và các chính sách quản lý thiên tai và đưa ra các ví dụ thực tiễn về thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó đã nêu ra các kết luận về giảm bớt những khả năng dễ gây tổn thương do biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekông (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) (2007) đánh

giá: “khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% GDP).

Dasgupta và cs (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới (WB ) xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do BĐKH. Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 m, ước chừng 5,3 % diện tích tự nhiên, 10,8 % dân số, 10,2 % GDP, 10,9 % vùng đô thị, 7,2 % diện tích nông nghiệp và 28,9 % vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan về BĐKH ở đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long”. Báo cáo đã tổng quan các vấn đề như: BĐKH và lũ lụt; Hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng với BĐKH. Báo cáo có nhận xét là về lâu dài BĐKH sẽ tác động đến chế độ thủy văn và sự phát triển kinh tế- xã hội của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng nghèo đói ở khu vực là rào cản lớn nhất trong thích ứng với BĐKH. Các lĩnh vực DBTT nhất là nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.

Nghiên cứu đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở hai xã Phú Lương và Vĩnh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế , đề tài nghiên cứu đã đánh giá rủi ro các hiểm họa tự nhiên, khả năng dễ bị ảnh hưởng và năng lực ứng phó của cộng đồng, đồng thời xây dựng một số biện pháp thích ứng với thiên tai dựa vào cộng đồng, góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w