Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)

Địa hình

Địa hình xã Xuân Liên cao về phía Tây Nam, thấp dần về phía Biển Đông, là dạng địa hình đặc trưng miền núi ven biển. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 547 đi qua dài 1,8 km, có rào Mỹ Dương chảy qua với chiều dài là 2,5 km và bờ biển dài trên 3km (UBND xã Xuân Liên,2013).

Đất đai chủ yếu là cát và cát pha, một số diện tích thịt nhẹ, không lún, không sụt lở, ruộng sản xuất thường là ruộng lòng chảo, bạc màu chua phèn.

Khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Do ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng khí hậu gió Lào nên nhìn chung khí hậu xã Xuân Liên khắc nghiệt và được phân chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Trong năm chủ yếu chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc vào mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 12 và gió Tây - Tây Nam (Gió Lào) vào mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 8.

Bảng 4.1: Đặc trưng khí hậu huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh giai đoạn năm 2007-2013 Đặc trưng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nhiệt độ (ºC) TB tháng thấp nhất 11,68 15,7 18,77 18,06 17,66 18,99 18,2 Biên độ nhiệt giao động TB năm 18,9 14,1 15,51 16,79 13,92 14,69 15,1 Độ ẩm (%) TB năm 80,2 80,4 83,7 82,7 83,7 83 81,6 TB tháng min 68,0 66,0 69,0 44,42 55,08 49,5 70 TB tháng max 89,0 92,0 94,0 91,0 89,0 94,0 89 Lượng mưa (mm) Tổng lượng mưa 3000 2474 1168 3644 2570 1642 3354 Lượng mưa max 428 217 101 456 161 141 298 Tổng lượng bốc hơi 750 856 771 1946 794 998 828

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh) Thuỷ văn

Địa bàn xã Xuân Liên nhờ có hồ nước sạch xã Xuân Hoa phục vụ tưới tiêu cho hơn 100ha và một số hồ đập nhỏ như Đồng Bản, Chọ Thòi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch.

Nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân chủ yếu là là mạch nước ngầm, sử dụng hệ thống giếng khơi, giếng khoan để lấy nước.

Bên cạnh đó, xã còn có hệ thống Rào Mỹ Dương dài 2,5km có chức năng tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ cho xã. Chế độ dòng chảy theo 2 mùa: dòng chảy mùa cạn (từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau) ổn định; dòng chảy mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11) thường có biến động lớn đạt bình quân 50% tổng lượng mưa cả năm.

Nhận xét:

Là một xã đồng bằng ven biển, địa bàn có núi, có biển là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại hình kinh tế. Có lợi thể cho chăn nuôi tập trung, đánh bắt thủy sản biển cần tập trung quy hoạch khái thác lợi thế để phát triển. Hơn nữa xã có diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là cát pha thuận lợi cho việc phát triển trồng cây rau, màu, trồng hoa, cây cảnh phục vụ tại chỗ.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì điều kiện tự nhiên còn mang lại không ít khó khăn. Khí hậu biến đổi rất thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt việc tiếp giáp với biển đông nên hàng năm phải chịu ảnh hưởng bão lụt lớn. Đất đai bạc màu, kém phì nhiêu, ruộng đồng manh mún,sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng hàng năm thấp vì vậy giá trị sản lượng thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)