Là một xã ven biển, Xuân Liên gặp khó khăn rất lớn do vấn đề thiên tai thường xuyên xảy ra, ngày càng phức tạp và không theo quy luật. Mức độ ảnh hưởng do thiên tai gây thiệt hại đáng kể trên toàn xã.
Hà Tĩnh được đánh giá là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão (chịu trực tiếp từ 3-4 cơn bão/năm, chịu ảnh hưởng từ 5, 6 cơn bão/năm). Mùa bão ở Nghi Xuân nói chung bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10. So với 10 năm trước thì tần suất và cường độ của các cơn bão xảy ra ở xã Xuân Liên nói riêng và huyện Nghi Xuân nói chung là ít thay đổi, nhưng vẫn có ý kiến của người dân cho rằng cường độ bão tăng, tần suất của các cơn bão là tăng (Phỏng vấn sâu hộ dân). Gần đây thường hay xuất hiện bão muộn vào tháng 11, đặc biệt năm 2014 không có cơn bão nào đổ bộ vào địa bàn xã.
Theo người dân ở xã thì các trận lũ lụt thường tập trung xảy ra chủ yếu và khắc nghiệt nhất là vào tháng 9 và tháng 10. Trước đây, lũ lụt thường bắt đầu xảy ra vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 10, nhưng gần đây nhiều người dân cho rằng lũ đã xuất hiện trễ hơn (tháng 10) và đôi khi kết thúc muộn (vào tháng 12).
Khu vực huyện Nghi Xuân nói chung chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng vào mùa Hạ. Mùa Hạ gây khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây
Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40ºC. Thời tiết khô nóng thường xuất hiện vào thời kì từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt là vào các tháng 5,6,7 số ngày nắng tăng lên 6-17 ngày/tháng gây hạn hán nghiêm trọng. Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH làm cho các đợt hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn, điều đó không những làm ảnh hưởng đến mùa màng mà còn phát sinh rất nhiều dịch bệnh cho con người, gia súc, gia cầm và dịch bệnh hại lúa. Rét đậm, rét hại bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc ở tháng 2 năm sau. Nhìn chung số ngày rét đậm và rét hại trên địa bàn xã thể hiện rõ xu thế giảm qua các thập kỷ, đặc biệt giảm mạnh trong những thập kỷ gần đây. Trong mấy năm trở lại đây thì các đợt không khí lạnh xảy ra muộn và kết thúc sớm hơn so với 10 năm trước. Gần đây, trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, biên độ giao động nhiệt trung bình hằng năm thay đổi, nhiệt độ trong các đợt lạnh cũng cao hơn nên chỉ có những đợt rét đậm chứ rất ít các đợt rét hại như trước đây (Phỏng vấn cán bộ xã).
Lịch sử diễn biến các cơn bão từ năm 1990 đến 2000 được thể hiện ở Bảng 4.4 sau cho thấy sự phức tạp của của thiên tai.
Bảng 4.4: Lịch sử tác động của bão tại địa phương
Thời gian Sự kiện Tác động Khu vực chịu
thiệt hại Điều kiện địa phương
1990 Bão cấp 6 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu nhà cấp 4
1991 Bão cấp 10 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu nhà cấp 4
1994 Bão cấp 6 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu nhà cấp 4
1995 Bão cấp 10 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu nhà cấp 4
1996 Bão cấp 6 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu nhà cấp 4
1999 Bão cấp 8 Hư hại nhà cửa, mưa to kéo dài ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu nhà cấp 4
2000 Bão cấp 10 Hư hại nhà cửa, mưa to kéo dài ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển 2001 Bão cấp 8 Hư hại nhà cửa, mưa to ảnh
hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng kém phát triển 2002 Bão cấp 6 Hư hại nhà cửa, mưa to ảnh Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng dần phát triển
hưởng hoạt động SXNN
2003 Bão cấp 6 Hư hại nhà cửa, mưa to kéo dài ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng dần phát triển 2005 Bão cấp 9 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt
động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng dần phát triển 2007 Bão cấp 11 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt
động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng dần phát triển, nhà cửa kiên cố
2008 Bão cấp 9 Hư hại nhà cửa, cây cối, sạt lở 1 số đoạn đường giao thông, hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng dần phát triển, nhà cửa kiên cố
2010 Bão câp 10 Hư hại nhà cửa, ảnh hưởng hoạt động SXNN
Toàn xã Kinh tế, cơ sở hạ tầng dần phát triển, nhà cửa kiên cố