đồng ven biển
Nguyễn Việt (2001) đã công bố đề tài nghiên cứu: “Thiên tai ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh tổng hợp”. Có thể nói đây là nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về các điều kiện tự nhiên ở TTH; các loại thiên tai, điều kiện tự hình thành và tình hình thiệt hại do thiên tai trong những năm gần đây trên địa bàn toàn tỉnh TTH. Đồng thời tác giả đã đưa ra được các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tổng hợp ở TTH.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công bố công trình nghiên cứu của mình về việc: Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam (2002 - 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát triển của địa phương.
Lê Anh Tuấn (2009) đã đưa ra báo cáo: “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi và các hoạt động thích ứng ở miền nam Việt Nam”. Trong bảng báo cáo này, tác giả đã lượt khảo các nghiên cứu các nguy cơ và thách thức của BĐKH đối với miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đưa ra các hoạt động nghiên cứu thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức xã hội và người dân địa phương.
Lâm Thị Thu Sửu và cs (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài: 23 “Thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng lưu vực sông Hương, tỉnh TTH”. Đề tài đã nghiên cứu được nguy cơ và ảnh hưởng của các biến đổi và những thay đổi của khí hậu tại lưu vực Sông Hương nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa vào công đồng để nghiên cứu mức độ nhận thức về BĐKH và năng lực đối phó hiện tại của chính quyền và cộng đồng tại 3 vùng địa hình khác nhau của lưu vực sông
Hương là: xã Hương Lộc – huyện Nam Đông, phường Thủy Biều – thành phố Huế và xã Hải Dương – huyện Hương Trà.
2.5.2.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động RRTT tới nông nghiệp
Trong Hội thảo tham vấn quốc gia về CTMTQG ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Trần Thục và cs (2008) đưa ra báo cáo: “thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững”. Báo cáo đã tổng quan được các tác động của BĐKH đến nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, dịch vụ… và đưa ra chi phí phục hồi do BĐKH mang lại, đồng thời các tác giả đã đánh giá và đưa ra rất nhiều các giải pháp thích ứng về tự nhiên, các ngành nghề, các chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế-xã hội và gắn sự thích ứng đó vào các mục tiêu quốc gia, các chương trình trọng điểm để phát triển bền vững của đất nước.
Nghiên cứu diễn biến của thiên tai khí hậu và kiến nghị chuyển đổi cơ cấu thời vụ gieo trồng cây lương thực ở các tỉnh ven biển miền Trung do Nguyễn Văn Viết chủ nhiệm (1998), đã đánh giá được quy luật diễn biến của thiên tai khí hậu và tác động của chúng đến sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây lương thực tại các tỉnh ven biển Miền Trung để né tránh thiên tai.
TS. Nguyễn Huy Hoàng và NCS. Nguyễn Tuấn Anh (2011), nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân Tây Nguyên: nghiên cứu trường hợp tỉnh Kontum đã đạt được một số kết quả: tìm hiểu được diễn biến, ảnh hưởng tới sinh kế của thiên tai và biến đổi khí hậu ở Kon Tum. Các chính sách và chương trình đã thực hiện tại địa phương và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng đối với thiên tai và biến đổi khí hậu.
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU