Dựa vào thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương và kết quả phỏng vấn sâu hộ dân cho thấy, không chỉ do nguyên nhân tự nhiên mà các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội cũng là nguyên nhân gây ra làm tăng tính rủi ro của thiên tai đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tại địa phương. Kĩ thuật
Bà con nhân dân chưa áp dụng các khoa học kĩ thuật vào sản xuất, hình thức sản xuát theo quy mô nhỏ. Việc chọn giống cây trồng và vật nuôi chưa chống chịu được với các thiên tai đặc biệt là rét đậm, rét hại gây thiệt hại lớn cho bà con. Kĩ thuật chăm sóc thủy sản của các hộ dân còn yếu kém chưa đối phó được với các hiện tượng thời tiết bất thường. Do đó, người dân đa số bị thiệt hại nặng nề do thiên tai.
Lịch mùa vụ
Bảng 4.25: Lịch mùa vụ và các thiên tai (dương lịch)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Lúa Lạc Sắn Khoai Chăn
nuôi NTTS ĐBTN Bão Hạn hán Rét Lụt Mưa dông
(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm, 2015)
Dựa vào lịch thời vụ người ta có thể nhận thấy rằng người dân có thể tự bố trí lịch thời vụ để tránh các trận mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm hằng năm. Nhưng do những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường ngày nắng, ngày mưa, sự chuyển đổi giữa ngày nắng sang ngày mưa nhanh chóng và thất thường không theo một quy luật nào đã gây nên sự lúng túng và bất ngờ trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Mùa mưa bão cũng thay đổi đáng kể, thường thì vào tháng VIII dương lịch đã có mưa bão, nhưng có năm thì mùa mưa bão đến sớm từ tháng VII, có năm thì đến tháng X mới xảy ra mưa bão nên bà con nông dân không thể chủ động trồng thêm lúa vụ Hè Thu được, vì nếu gieo trồng thì rủi ro cao, có thể mất trắng do mưa bão. Những đợt nắng nóng kéo dài gây hạn hán ảnh hưởng tiêu cực tới cây trồng và nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Hằng năm, mưa dông bắt đầu vào tháng 5 gây thiệt hại rất lớn đến vụ mùa nếu không thu hoạch được sớm. Đặc biệt những đợt không khí lạnh gây rét đậm tại địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như vật nuôi.
Do vậy, người dân xã Xuân Liên rất bị động trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong bối cảnh BĐKH hiện nay. Có thể nói người dân ở đây rất tuân thủ lịch thời vụ nhưng do thời tiết thất thường nên người dân không thể làm gì được nếu mưa bão xảy ra bất ngờ.
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông nội đồng có 15 tuyến tổng chiều dài 9,8 km, mặt đường chủ yếu là đường đất, nhiều vùng thường xuyên bị xói lở, có thể ngập lụt trong mùa mưa bão gây khó khăn trong việc đi lại sản xuất của nhân dân.
Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi xã Xuân Liên chủ yếu phụ thuộc lấy ở nguồn hồ nước sạch của xã Xuân Hoa, hồ Đồng Kiện, hồ Chọ Thòi. Tổng chiều dài kênh mương 12,75km, trong đó có 5,95km mương đã được cứng hoá và 6,55km mương là mương đất. Xã có tổng 71 cầu cống các loại, trong đó có 4 cầu lớn bắc qua kênh Đồng Trá, cầu bắc qua rào Mỹ Dương, cầu Tre qua rào Mỹ Dương cũ, cầu Hàu qua thôn Lâm Vượng. Hiện tại 04 cầu này đã xuống cấp, cần nâng cấp, cải tạo. Hệ thống cống trong làng nhỏ chưa đảm bảo phục vụ cho việc tiêu nước. Hệ thống thủy lợi còn hạn chế chưa đảm bảo cho việc cung cấp nước tưới vào mùa hạn hán và tiêu nước mùa mưa lũ.
Hơn nữa, hệ thống chuồng trại, ao nuôi tại các hộ gia đình chưa đảm bảo cho vật nuôi trong mùa mưa bão như chồng trại còn thấp chưa được nâng cao, ao, hồ nuôi trồng thủy sản được xây dựng không hợp lý có thể gây thiệt hại nặng đối thuỷ sản khi thiên tai xảy ra nhất là bão lụt.
Nhìn chung, các điều kiện về kinh tế-xã hội tại địa phương còn hạn chế, chưa đảm bảo và cần được nâng cấp để chống chịu với các tác động của rủi ro thiên tai.