Tình hình nghiên cứu về rủi ro thiên tai trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 33)

Vào những năm 1998 – 2003, Subbiah và cs, thuộc Trung tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Nhờ hệ thống

này mà người dân các huyện Kupang, Nusa Tenggara Timur và Indramayu (Indonesia) có thể ứng phó, thích ứng được các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Họ có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi mùa vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu.

Năm 2001, Peter và Rober trong báo cáo: “Dự báo khí hậu và ứng dụng ở Bangladesh (CFAB): Hội thảo tham vấn quốc gia”. Các tác giả đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc cảnh báo thiên tai sớm từ 48 - 72 giờ, có thể nâng mức cảnh sớm lên 2 tháng đối với lịch thời vụ do đó bà con nông dân có thể gieo trồng và thu hoạch trước khi mùa mưa bão xuất hiện. Ngoài ra, họ còn dự báo sớm trong khoảng 5 - 15 ngày để bà con nông dân có thể di tản, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, kê cao tài sản trong nhà, di chuyển các động vật nuôi, gia súc gia cầm lên các địa điểm cao hơn.

Năm 2001, Timsina và Connor trong tác phẩm: “Đánh giá năng suất và quản lý hệ thống thu hoạch gạo – lúa mỳ: vấn đề và thách thức”. Các tác giả đã nghiên cứu việc thích ứng đồng bộ với BĐKH, tức là phản xạ của người nông dân áp dụng với các lượng mưa thay đổi (họ thay đổi mùa vụ hoặc sử dụng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch khác nhau). Phân tích về trồng trọt đã cho thấy sự giảm đáng kể của tác động của BĐKH khi có chiến lược thích ứng toàn diện.

Vào năm 2005, Burton và Lim trong nghiên cứu: “Đạt được sự thích ứng đầy đủ trong nông nghiệp”, các tác giả đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH bằng những thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp. Hai ông đã lựa chọn cây trồng và 14 phương cách trồng trọt linh hoạt để giảm tình trạng áp lực cao (ví dụ nhiệt độ cao, hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn, sâu bệnh và dịch bệnh), cho phép vừa thay đổi gen mới với các giống cây mới, vừa phát triển các giống cây ở địa phương có khả năng chống chịu tốt, năng suất ổn định từ trước cho đến nay, nếu các chương trình quốc gia có khả năng hỗ trợ việc thực hiện.

Ramamasy và Baas (2007), đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Sự dao động và biến đổi khí hậu: thích ứng với hạn hán ở Bangladesh”, đây là tài liệu quan trọng cho cán bộ khuyên nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, các nhóm quản lý thiên tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó và thích ứng với sự BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thường xuyên của hạn hán ở Bangladesh. Bangladesh là một quốc gia có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Những thông tin trình bày về BĐKH trong cuốn sách này sẻ cho phép những người tham gia chuẩn bị và tiến hành ở các địa điểm đặc biệt, các khu vực nhạy cảm nhằm nâng cao năng lực ứng phó và khả năng thích ứng của sinh kế nông thôn với sự BĐKH trong nông nghiệp và các ngành liên quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 33)